Những người sống có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ như thế nào sau 10 năm

Nếu bạn bằng lòng với những khó khăn ở hiện tại, 10 năm sau cuộc sống cũng chẳng khá hơn chút nào. Nhưng nếu bạn không chấp nhận hiện tại, muốn thay đổi, tương lai chắc chắn sẽ có vô vàn trái ngọt.

Trên Instagram từng có một hagtag “thử thách 10 năm”, rất nhiều người đã đăng ảnh của mình trước và sau 10 năm thay đổi như thế nào. Có người không thích sự tầm thường của bản thân, quyết tâm thay đổi và trở nên thành đạt. Có người vì ghét bản thân quá béo mà ép mình phải giảm cân, nay có diện mạo khiến ai cũng phải ngạc nhiên. Có người kiên định với ước mơ của mình, từ một người đi hát rong trở thành ca sĩ triệu fan. Có người từng bị chế giễu bởi ngoại hình xấu xí, nay trở thành siêu mẫu nóng bỏng.

Những người sống có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ như thế nào sau 10 năm - 1

Những người sống có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ như thế nào sau 10 năm - 2

Đáng tiếc, vẫn còn một số người, ngoài nếp nhăn nơi khóe mắt, ngấn mỡ trên bụng, thời gian trôi qua, họ chỉ lặp lại cuộc sống tầm thường của mình mỗi ngày.

3650 ngày đêm, 87.600 giờ, khoảng cách giữa kỷ luật tự giác và không tự giác ngày càng rộng.

Nhà tâm lý học người Mỹ Clark L. Hull từng nói: "Giai đoạn đầu của kỷ luật bản thân là sự phấn khích, giai đoạn giữa là nỗi đau và giai đoạn sau là sự thích thú”.

Những người sống có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ như thế nào sau 10 năm - 3

Bạn muốn sống cuộc sống cấp thấp thì cứ buông thả, muốn sống cuộc sống cấp cao chỉ có dựa vào sự kỷ luật của bản thân. Nếu bạn thắc mắc làm thể nào để thay đổi tình trạng của chính mình, câu trả lời rất đơn giản, đó là làm đi làm lại 1 hoặc 2 việc có ý nghĩa, nghiêm túc, kiên trì trong thời gian dài.

Có một câu nói: “Tự kỷ luật bản thân không phải ép mình làm những việc to lớn kinh thiên động địa, mà đơn giản là bắt đầu từ những việc nhỏ trên đôi tay, đôi chân của mình mỗi ngày”.

Đọc thêm sách khi có thời gian

Ông Ngô Quý Xuân (54 tuổi), quê ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc  sau khi ly hôn đã cùng với một số người đi làm ăn xa. Cuộc sống hôn nhân tan vỡ, khó khăn về tài chính, công việc nhàm chán khiến ông Ngô cảm thấy rất hụt hẫng. Vào những ngày nghỉ, ông dành phần lớn thời gian của mình trong thư viện.

"Nếu tôi đến thư viện hôm đó, tôi sẽ ăn nhiều hơn vào buổi sáng để không bị đói vào buổi trưa và có thể ở lại cho đến khi thư viện đóng cửa vào buổi tối. Dù công việc có vất vả hay mệt mỏi đến đâu, chỉ cần lúc rảnh rỗi bạn mở sách ra đọc thì mọi muộn phiền, mệt mỏi trong lòng sẽ tan biến hết”, ông Ngô nói.

Những người sống có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ như thế nào sau 10 năm - 4

Cứ như vậy, ông Ngô đã duy trì thói quen đọc sách suốt 12 năm liền. Dựa vào những gì đúc kết từ những cuốn sách, ông không bao giờ từ bỏ hy vọng dù phải chịu nhiều thất vọng trong cuộc sống.

Ông Ngô thậm chí còn chưa học xong tiểu học, ban đầu không thể đọc được Hán tự, nhưng sau đó nhờ chăm chỉ tự học và đọc nhiều sách vở, ông đã có thể thông thuộc lịch sử cổ đại Trung Quốc, ngâm thơ Đường, thơ Tống một cách trôi chảy.

Sau đó, câu chuyện của ông Ngô được chia sẻ trên MXH và được nhiều người giúp đỡ. Ngoài việc vẫn tiếp tục làm trong nhà máy cũ, ông còn được thuê làm người phát ngôn cho một công ty sách.

Ông Ngô nói: "Tôi đọc sách trong thư viện và chưa bao giờ nghĩ đến việc thay đổi bất cứ điều gì với nó”.

Tuy nhiên, kiên trì đọc sách trong hơn 10 năm quả thực đã khiến cuộc đời ông đi theo chiều hướng tốt.

Đối với nhiều người đang thất vọng trong cuộc sống, đọc sách chắc chắn là cách tốt nhất để chữa lành nỗi buồn. Sách giống như bóng đèn, có thể soi đường, vạch ra hướng đi mới, để một người không bị lạc lối trong cuộc sống đang bế tắc. Ban đầu, những người thích đọc sách có thể không khác gì những người khác, nhưng sau nhiều năm đọc sách, ở tuổi trưởng thành, khí chất, cách nói chuyện, kiến ​​thức của họ trở nên khác hẳn.

Chọn bạn mà chơi

Tăng Quốc Phiên, một nhà Nho lỗi lạc từng viết rằng: “Chọn bạn là việc quan trọng nhất của đời người. Thành công hay thất bại của đời người đều phụ thuộc vào người bạn đó có tốt hay không”.

Người bạn tốt giống như con thuyền nhỏ trên biển, có thể đưa bạn ra khỏi mê cung của cuộc đời. Nhưng với những người bạn xấu, chỉ biết đam mê nhậu nhẹt, trộm cắp, nếu không cẩn thận sẽ có nguy cơ bị lật thuyền.

Trần Đạo Minh luôn được biết đến như một người ngoại lai trong làng giải trí Trung Quốc. Khi những người khác bận rộn với các hoạt động giao lưu, uống rượu, ông thường trốn ở nhà đọc sách, luyện thư pháp và làm đồ thủ công mỹ nghệ.

Những người sống có kỷ luật và không có kỷ luật sẽ như thế nào sau 10 năm - 5

Trần Đạo Minh từng có một người bạn tên là Mãn Văn Quân. Nhiều năm trước, Mãn Văn Quân đã giành được giải quán quân với bài hát "Hiểu em".

Trong một thời gian ngắn, của cải và danh vọng tăng lên, Mãn Văn Quân dần đánh mất bản thân, bắt đầu ăn chơi sa đọa. Sau một thời gian, ông nghiện ma túy, sự nghiệp rơi xuống vực thẳm, nhiều người từng gọi là bạn dần dần xa lánh.

Hơn 10 năm sau, khi Mãn Văn Quân được phỏng vấn, ông đã tỏ ra rất hối hận:

"Mấy năm trước, tôi bước vào một vòng xoáy kỳ lạ của cuộc đời. Tôi vốn là người sống rất nội tâm, lúc đó muốn thay đổi bản thân nên đã kết bạn với nhiều người, nhưng họ đều là những người bạn xấu. Bây giờ vòng tròn bạn bè của tôi rất ít, tôi nghĩ mình nên bắt đầu làm phép trừ ở tuổi 40 và tránh xa những người bạn xấu".

Người xưa nói “gần mực thì đen gần đèn thì rạng”, hôm nay bạn bè của bạn là ai, họ cũng sẽ quyết định con đường mà bạn sẽ đi trong 10 năm tới.

Không than vãn về cuộc sống bất công

Có một cặp vợ chồng, người đàn ông say rượu và người phụ nữ là một con bạc. Hai người con trai của họ có số phận hoàn toàn khác nhau. Người con đầu rất thành công trong sự nghiệp, nhưng người con thứ 2 lại phải vào tù vì vi phạm pháp luật.

Có người hỏi anh con trai đầu: "Tại sao anh lại thành công như vậy?"

Anh nói: "Bởi vì tôi có cha mẹ như thế này, ai sẽ chăm sóc gia đình này nếu tôi không chăm chỉ".

Có người hỏi người con thứ: "Tại sao anh lại đi tù?"

Người này nói: "Bởi vì tôi có cha mẹ như vậy, tôi đã bị ảnh hưởng bởi họ".

Vậy nên, vận mệnh của một người do chính suy nghĩ của họ tạo ra chứ không phải đổ thừa vì lý do này nọ. Nếu không thay đổi suy nghĩ tiêu cực, quá lười biếng để làm lại từ đầu, không còn cách nào khác là tự chuốc lấy khổ cực vào người.

Cách đây một thời gian, bức thư cảm ơn của tiến sĩ Huỳnh Quốc Bình thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đã khiến không biết bao nhiêu người xúc động. Trong thư, ông đã ôn lại kinh nghiệm sống của mình.

Tiến sĩ Huỳnh Quốc Bình.

Tiến sĩ Huỳnh Quốc Bình.

“Tôi sinh ra tại một ngôi làng nông thôn nhỏ ở Nam Sung, tỉnh Tứ Xuyên.

Mùa hè, tôi không có tiền mua giày, đi chân đất trên nền đất nóng nực, mùa đông không có tiền sắm thêm quần áo nên chỉ biết mặc những bộ quần áo mỏng manh, run rẩy trước gió lạnh.

Lòng tự trọng của tôi cao nhất ở tuổi vị thành niên. Tôi đã bị giáo viên gọi lên văn phòng vô số lần vì không có tiền trả học phí.

Năm 12 tuổi, mẹ bỏ nhà đi, đến năm 17 tuổi, cha và bà ngoại của tôi lần lượt qua đời. Tôi càng có lý do để than phiền về sự bất công của số phận.

Nhưng tôi cúi xuống, dọn dẹp hết đống hỗn độn này đến đống khác mà không một chút phàn nàn. Nếu không có tiền đóng học phí, tôi tự kiếm tiền. Buổi tối, tôi chạy ra đồng, liều mình bị chó đuổi, rắn cắn, bắt chạch kiếm tiền, cuối tuần câu cá, chăn lợn, chăn trâu thuê.

Chỉ dựa vào cô đơn và dũng cảm học tập, nghiên cứu, tôi đã hết lần này đến lần khác giành lấy cơ hội cho mình.

Theo cách này, tôi đã làm việc và học tập chăm chỉ trong 22 năm, cuối cùng bước ra khỏi ngôi làng nhỏ và đón nhận một tương lai tươi sáng”.

Nếu đọc kỹ lá thư, bạn sẽ nhận ra không có lời phàn nàn về cuộc sống nào cả, bạn chỉ có thể cảm nhận được sự hoàn toàn chấp nhận đau khổ và lòng biết ơn vô hạn đối với lòng tốt của Huỳnh Quốc Bình.

Phàn nàn trong trường hợp gặp khó khăn là cái cớ của kẻ yếu, quan tâm đến mọi thứ là sự kiên quyết của kẻ mạnh.

Có một câu nói: "Cái gọi là kỷ luật bản thân là một nguyên tắc quan trọng để giải quyết nỗi đau của cuộc sống bằng một thái độ tích cực và chủ động".

Rất nhiều đau đớn trong cuộc sống là kết quả của việc không thể cưỡng lại sự cám dỗ của nhục dục.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao bạn cần phải thay đổi bản thân mình?

Ai cũng cần phải thay đổi bản thân nếu muốn cuộc sống của mình sau này trở nên tốt đẹp hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng - QQ ([Tên nguồn])
Người trẻ suy ngẫm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN