Con người nói "khẩu xà tâm Phật" chỉ là sự biện hộ

Sự kiện: Giới trẻ ngày nay

Thực chất đây là lời nói biện hộ cho lời nói ác, nói bậy mà mình nhỡ thốt ra.

Nhiều người khi bực tức liền mắng chửi người khác là “mày là đồ chó”, “ngu như lợn”… Rồi họ được người thân nhận xét rằng: “Nó xấu mồm vậy thôi nhưng cái tâm nó tốt”. Nó thuộc người “khẩu xà, tâm Phật” ấy mà... Thực tế hoàn toàn không như vậy.

Theo lời Phật dạy thì ác khẩu hay còn gọi là ác ngữ là một trong bốn điều bất thiện thuộc về lời nói (vọng ngữ, ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu). Nó sẽ gây ra nhiều điều hối hận cho con người trong cuộc sống khi nói ra.

Con người nói "khẩu xà tâm Phật" chỉ là sự biện hộ - 1

Chửi mắng người khác cái gì thì kiếp sau mình sẽ nhận cái đó (Ảnh minh họa).

Theo các vị giảng sư, ác khẩu tức là miệng mình nói ra làm người ta đau khổ. Ác ngữ là những lười nói chửi mắng người khác thậm tệ. Những lời chửi mắng người khác là thú vật, là ma quỷ, là gái điếm, là kẻ cướp, v.v…đều là ác ngữ. Những lời hăm dọa, đánh giết thô bạo…cũng đều là ác ngữ. Ác khẩu này không phải cái miệng mình ác mà cái lời lẽ mình ác do tâm mình ác mà ra.

Nhiều người vẫn thường nói với nhau cụm từ “khẩu xà tâm Phật”, ý nói là những người nói lời nói ác nhưng trong tâm lại tốt. Thực chất câu nói truyền miệng này không đúng. Trong tất cả các kinh Phật không có câu này.

Thực chất đây là lời nói biện hộ cho lời nói ác, nói bậy mà mình nhỡ thốt ra. Thốt ra lời nói ác (khẩu xà) là do cái tâm người nói có ý ác. Họ có ý ác nhưng mới chỉ dừng lại ở tâm ác thôi chứ chưa dám hành động ác.

Bởi khi cái ý mình ác thì mình mới nói ra những lời ác. Còn cái ý, cái tâm mình không ác thì mình không bao giờ nói ra lời nói ác được. Tâm đã thành Phật rồi thì không bao giờ nghĩ ác, nói ác nữa.

Nên ở câu “khẩu xà tâm Phật”, bản chất là ý ác nhưng người ta không dám làm. Câu nói đó là do người đời nói chứ không có kinh Phật nào nói. Người đời nói ra câu đó là để biện hộ cho lời nói bất minh của mình gây đau khổ cho người khác. Nên phải thay đổi lại câu “khẩu xà tâm Phật”, thành “khẩu xà tâm chúng sinh” thì mới đúng với thực tế.

Nói về lời nói ác, trong kinh Phật có bài học đạo lý dạy rằng: “Có người nghe đức Phật rất từ bi, có đạo hạnh nên cố ý đến mắng nhiếc đức Phật. Nhưng khi bị chửi mắng, đức Phật đều lặng thinh, không đáp. Khi người ấy mắng nhiếc xong, Phật hỏi: “Ông đem lễ vật đến tặng người khác, người ấy không nhận thì lễ vật ấy cuối cùng sẽ thuộc về ai?”. Người ấy đáp rằng: “Đương nhiên là của tôi rồi”.

Đức Phật liền nói: “Nay ông mắng nhiếc ta nhưng ta không nhận, ông tự mang vào thân ông vậy. Cũng giống như những âm vang là do nương theo tiếng mà có, như bóng do hình mà thành. Cuối cùng vẫn chẳng tránh được. Bởi vậy hãy thận trọng, chớ nói lời mắng nhiếc, ác ngữ”.

Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo thì một việc làm, một lời nói hay một ý niệm, suy nghĩ của thân, miệng, ý dù đó là thiện hay bất thiện đều đưa đến kết quả nhất định của nó. Những hành vi, lời nói, suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả hiện hành rõ ràng hơn, chi phối mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày của cá nhân đó.

Như vậy, với những người thường dùng lời nói thâm độc, thô bạo để mắng nhiếc, chửi rủa người khác thì chính bản thân người ấy đã thể hiện lối sống thiếu đạo đức và văn minh. Dần dần sẽ hạ thấp hình ảnh của tự thân khiến người xung quanh xa lánh.

Nói về quả báo của ác khẩu, trong Kinh Tứ thập nhị chương có câu chuyện, giữa hồ nước đen kịt giữa lòng thành phố có con thú trăm đầu nổi lên. Người ta mới hỏi Đức Phật tại sao có con thú trăm đầu, quả báo gì? Phật bảo con thú trăm đầu này trước chửi một vị tỳ kheo là bò, đồ chó, đồ khỉ…gán vào vị tì kheo cả trăm con vật khác nhau. Vì thế mà kiếp sau ông sinh ra một con thú trăm đầu y như lời ông đã chửi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mạc Vi ([Tên nguồn])
Giới trẻ ngày nay Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN