Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ (Kỳ 12)

Thừa hưởng "đế chế" mới, Al mở rộng hoạt động tội phạm sang buôn rượu lậu.

Quyền lực

Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thừa hưởng “đế chế” của Johnny Torrio, địa vị của Al Capone cũng thay đổi mạnh mẽ. Hắn trở thành một thế lực chính trong thế giới ngầm ở Chicago. Để xứng với vị thế mới nổi của mình, Al chuyển trụ sở về khách sạn Metropole, thuê hẳn một khu nhà xa hoa và sang trọng, có 5 phòng với giá 1.500 đô la mỗi ngày.

Nhờ mối quan hệ với ông chủ một tờ báo là Harry Read khiến Al hiểu rằng nếu muốn đạt tới đỉnh cao hơn nữa, hắn phải trở nên quan trọng đối với mọi người. Read khuyên Al tham gia các hoạt động xã hội công khai như những buổi lễ hội, sự kiện thể thao, từ thiện… Và quan trọng là tỏ ra thật "dễ thương" trước công luận.

Kể từ đó, hắn xuất hiện thường xuyên ở các buổi biểu diễn Opera, tại những buổi tiếp tân long trọng và những dạ hội từ thiện. Vui vẻ, hào phóng, thành đạt, luôn giúp đỡ người nghèo... tất cả giúp ông trùm trở nên vô cùng đáng kính trọng.

Và một mặt nữa là phải có ảnh hưởng về chính trị. Vì lý do đó mà hầu như ngày nào, Capone cũng tới nơi hội đồng thành phố họp. Hắn dùng quyền lực đen của mình để làm những việc chứng tỏ mình lúc nào cũng sẵn sàng thực thi công việc nào của cộng đồng và không hề sợ hãi gì.

Luôn khoác trên mình bộ vest sang trọng, phong cách trầm tĩnh và nhiệt tình với cộng đồng, hăng hái xuất hiện trước công chúng, Al Capone đang làm một điều mà những ông trùm tội phạm luôn muốn lẩn tránh.

Tháng 12/1925, Al đưa con trai mình tới New York để chữa bệnh. Nhân tiện hắn cũng dùng chuyến đi này thực hiện một số phi vụ kinh doanh với ông chủ cũ là Frankie Yale. Cả hai bàn thảo về việc buôn bán whisky nhập lậu từ Canada vào Mỹ. Lúc đó, Yale nhập whisky về New York dễ hơn nhiều so với việc Capone nhập rượu về Chicago. Việc còn lại là Al phải lo đưa số rượu đó từ New York tới Chicago.

Yale mời Al tới dự lễ Noel tại một Câu lạc bộ khá sang trọng tại Brooklyn. Nhưng khi biết bữa tiệc đó sẽ bị một tên gangster khác tên là “Peg-Leg” Lonergan phá quấy, Yale đổi ý. Song Capone vẫn khăng khăng tới đó.

Sở dĩ hắn tự tin thế là vì đã chuẩn bị một kế hoạch đầy bất ngờ rồi. Khi người của Lonergan tới nhà hàng lúc 3 giờ sáng để gây sự. Tuy nhiên, chúng thậm chí chưa kịp có thời gian rút súng thì đã bị cả dàn nhạc hóa trang tấn công.

Vụ tàn sát chỉ là một phần nổi của ý đồ của Al Capone. Đó là cách ông trùm xứ Chicago nói ngầm với giới “đàn anh đàn chị” ở New York rằng đây chỉ là mảnh đất phụ cận bé nhỏ, không hề ăn nhằm gì so với nơi hắn đang sống.
Đầu năm 1925, Capone trở lại Chicago. Lúc đó hắn đã là một ông trùm của thế giới rượu lậu. Chính Al là kẻ đã mở đầu cho kỷ nguyên rượu lậu trong giới tội phạm nước Mỹ. Những thanh thiếu niên thích phiêu lưu, kiếm tiền đều có thể đạt được mong muốn của mình khi làm đại lý bán lẻ rượu lậu cho Al Capone.

Mời các bạn đón đọc Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ (Kỳ 13) vào SÁNG SỚM thứ Năm ngày 13/12/2012 về những hoạt động của trùm tội phạm Al Capone.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mai Tân (Theo The Trutv) ([Tên nguồn])
Trùm mafia khét tiếng nước Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN