Vì sao ngày Tết Đoan Ngọ thường ăn mận, vải và rượu nếp để diệt sâu bọ?

Sự kiện: Tết Đoan Ngọ

Chuyên gia văn hóa lý giải vì sao mọi người thường ăn mận, vải và rượu nếp để diệt sâu bọ ngày Tết Đoan Ngọ khiến không ít người cảm thấy bất ngờ.

Theo chuyên gia văn hóa, TS. Trần Hữu Sơn, người Việt Nam còn gọi Tết Đoan ngọ là Tết giết sâu bọ, được cúng vào ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch). Đây là dịp quan trọng thứ 2 trong năm, sau tết Nguyên Đán.

“Đoan” có nghĩa là bắt đầu, “Ngọ” chỉ giờ ngọ, tức là khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (từ 11 giờ đến 1 giờ chiều). Đoan Ngọ có thể hiểu là “ngày mở đầu chuỗi ngày nóng nhất trong năm”.

TS Sơn cho biết, Tết Đoan Ngọ bắt nguồn với vùng đất Bách Việt ở Nam Trung Hoa và Bắc Đông Dương. Đây vốn là vùng nông nghiệp lúa nước, hoa màu phát triển.

Vì sao ngày Tết Đoan Ngọ thường ăn mận, vải và rượu nếp để diệt sâu bọ? - 1

Sở dĩ người dân ăn quả ăn mận, vải vì đây là những loại quả tượng trưng cho tháng 5 rất phù hợp để khử trừ sâu bọ

“Ngày xưa mỗi lần gieo trồng người ta lo sợ sâu bọ sẽ làm hỏng mùa màng nên phải cúng và Tết Đoan Ngọ. Không những thế, cứ vào tháng 5, thời tiết oi bức là con người hay ốm đau. Do đó, cúng Tết Đoan Ngọ có 2 nhiệm vụ: Bảo vệ sức khỏe khỏi ốm đau và ăn hoa quả như thụ lộc, thụ hưởng thành quả lao động. Từ đó những loại như rượu nếp, mận, vải có chức năng diệt các loại sâu bọ”, nhà nghiên cứu văn hóa Trần Hữu Sơn lý giải.

Cũng theo TS Sơn, trong tiềm thức của người Việt, trong hệ tiêu hóa thường có sâu bọ, nếu không giết đi thì chúng sẽ sinh sản ngày một nhiều và ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, việc tiêu diệt sâu bọ không phải thời gian nào cũng có thể làm được. Chỉ có ngày mùng 5/5 chúng mới ngoi lên, là cơ hội để trừ khử.

Do đó, để diệt sâu bọ hiệu quả thì sau khi ngủ dậy ăn một bát rượu nếp để sâu bọ say, rồi ăn vải, mận, đào… cho sâu bọ chết. Ở các địa phương ven sông, biển thì tục tắm trong dịp này được duy trì. Trong ngày này, mọi người sẽ canh đúng giờ ngọ để đi tắm sông, biển bởi người ta quan niệm đó là hình thức giúp tẩy rửa bệnh tật.

Bên cạnh đó, theo quan niệm dân gian, trong ngày Tết Đoan Ngọ mọi người không nên dừng chân ở nơi âm u, nhiều tà khí vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Và tránh mua đồ lưu niệm trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người xưa quan niệm mọi vật đều chứa linh khí nếu tốt sẽ mang lại may mắn tài lộc còn nếu không tốt sẽ mang những điều xui xẻo.

BÀI CÚNG TẾT ĐOAN NGỌ

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)

Tín chủ chúng con là:…………

Ngụ tại:…………………………..

Hôm nay là ngày Đoan Ngọ, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…………………, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần).

Mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ chuẩn nhất bà nội trợ nên biết

Tùy theo phong tục tập quán của từng vùng miền mà đồ cúng lễ có những món khác nhau.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tết Đoan Ngọ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN