Những điều nên làm và "đại kỵ" trong ngày Thần Tài để khỏi xui xẻo, mất lộc

Sự kiện: Ngày Vía Thần Tài

Mùng 10 tháng Giêng - ngày dân gian vẫn gọi là "ngày vía Thần Tài" là dịp lễ quan trọng để cầu tài lộc đối với nhiều người dân. Nhưng không phải ai cũng hiểu những điều sơ đẳng cần lưu ý kiêng cữ trong ngày này.

Ảnh minh họa: Internet

Ảnh minh họa: Internet

Ngày vía Thần Tài được mọi người chọn vào ngày mùng 10 âm lịch hằng tháng, vào ngày này người ta thường sắm sửa lễ vật dâng lên ông với hi vọng cả tháng sẽ có thật nhiều tài lộc. Tuy nhiên, ngày mùng 10 tháng Giêng vẫn luôn được coi là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất.

Quên không tắm rửa cho tượng Thần Tài và ông Địa

Cần lau sạch bụi bẩn tẩy uế bằng nước hoa bưởi hoặc nước gừng để làm sạch. Khăn dùng tắm rửa cho tượng Thần Tài và Ông Địa không được dùng làm việc khác, sau khi lau tắm rửa 2 tượng sạch sẽ nên lau khô lại rồi mới bắt đầu làm lễ cúng. 

Tuyệt đối không được để 2 tượng vẫn còn ướt mà tiến hành cúng bái. Bên cạnh đó bàn thờ và các đồ cúng của Thần Tài nên được lau dọn sạch sẽ, không được để nhiễm bụi bẩn.

Bài trí bàn thờ Thần Tài lộn xộn

Trên bàn thờ, các vật thờ cúng không được để lung tung. Việc sắp xếp bàn thờ Thần Tài cần phải tuân thủ theo nguyên tắc chứ không phải sắp xếp tùy tiện, xuề xòa quá mức.

Trong đó, tượng Thần Tài để ở bên trái bàn thờ, bên phải là Tượng Ông Địa, chính giữa đặt bát nhang. Ba hũ gạo, muối và nước sẽ được đặt chính giữa hai ông cùng với mâm hoa quả ở bên trái, bình bông ở bên phải.

Dùng hoa quả giả để cúng

Riêng hoa cúng Thần Tài, không nên dùng hoa giả, cần mua hoa tươi, có nụ, có hương thơm càng tốt. Quả cũng không nên dùng quả nhựa, quả nhân tạo không ăn được. Nên cúng Thần Tài bằng quả tươi, ngon. Người ta thường dùng táo, lê, chuối, cam, quýt để cúng.

Đặt ban thờ ở những nơi không sạch sẽ

Ban thờ Thần Tài là ban được đặt dưới đất nhưng phải là tại nơi sạch sẽ, trang nghiêm để hướng ra cửa chính hoặc gần với cửa chính. Tuyệt đối không được đặt bàn thờ Thần Tài ở gần nhà vệ sinh, nhà tắm hay nhà bếp.

Ngoài ra, không chỉ vào ngày vía Thần Tài, mà mọi ngày trong năm đều phải nhớ giữ ban thờ Thần Tài sạch sẽ. Có thể dùng nước sạch hoặc rượu, dùng khăn sạch để lau dọn ban thờ.

Thái độ không nghiêm túc, mặc quần áo không chỉnh tề

Điều đầu tiên thể hiện sự kính cẩn của gia chủ khi làm lễ cúng đó chính là giữ tâm thành kính, điều này thể hiện qua thái độ nghiêm túc, trang phục nghiêm chỉnh gọn gàng khi dâng lễ.

Khi tiến hành lễ cúng Thần Tài, không nên ăn mặc xuề xòa, luộm thuộm. Trang phục không cần đẹp, đắt tiền nhưng cần phải sạch sẽ, gọn gàng. Theo phong tục dân gian, thái độ kính cẩn, sự thành tâm mới là điều quan trọng nhất trong các lễ cúng thần linh, gia tiên.

Nói tục, gây gổ, tranh cãi trong ngày cúng vía Thần Tài

Không nói lời to tiếng, không tranh cãi hay nói tục chửi bậy to tiếng với nhau. Dân gian quan niệm Thần Tài là vị thần chuyên quản Tài - Phúc - Phú - Quý mang đến sự sung túc, tài lộc và may mắn. Việc nghênh đón Thần Tài đầu năm bằng những hành động như sắm lễ, dọn dẹp nhà cửa đều có nhiều ý nghĩa trong đời sống tinh thần của người dân.

Vì thế để thu hút tài lộc trong ngày Thần Tài, hãy cố gắng giữ hòa khí thật ôn hòa, vui vẻ. Không to tiếng, nặng lời với nhau để may mắn, rước lộc về nhà.

Dùng đèn nháy hay bóng đèn điện thay cho đèn dầu, nến

Không nên dùng đèn nháy, bóng đèn điện nhiều màu, nhấp nháy trên ban thờ Thần Tài mà nên dùng đèn dầu hoặc nến.

Những điều kiêng kỵ trên đây xuất phát từ dân gian, từ những quan niệm tâm linh mà không có lý giải cụ thể. Những điều này đã được áp dụng từ lâu nên dần đã trở thành thông lệ.

Cắm hương chồng chéo nhau

Cắm hương cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tài lộc trong ngày vía Thần Tài. Mỗi bát hướng đều nên có cốt là gói Thất Bảo để tài lộc không bị hao hụt, nếu gia chủ cắm hương chồng chéo nhau hay chọc vào gói Thất bảo sẽ khiến Thần Tài, Ông Địa không có linh khí. Không chỉ không hút tài lộc, sai lầm này còn khiến gia chủ làm ăn thất bát, nghèo khó cả đời.

Ngày vía Thần Tài nên làm gì?

Lau dọn bàn thờ tổ tiên

Để có thể cúng ngày vía Thần Tài 2020 được chu đáo và đầy đủ. Gia chủ nên lau dọn ban thờ sạch sẽ, trong ngày này cần lau dọn, chuẩn bị lễ cúng chu đáo hơn những ngày thường để thể hiện sự thành tâm, kính trọng tổ tiên và cầu may mắn, tài lộc cho gia đình.

Chuẩn bị đồ cúng tổ tiên đầy đủ, chu đáo

So với những ngày lễ tết khác, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng Thần Tài mồng 10 tháng Giêng không cần chuẩn bị quá cầu kì. Gia chủ có thể cúng chay hay cúng mặn đều được cả. Theo phong tục, người dân thường cúng mặn gồm các lễ vật sau: 1 lọ hoa, 1 con tôm, 1 con cá lóc nướng, 1 con cua, 1 miếng heo quay, 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 đĩa ngũ quả, chum rượu.

Làm lễ đón Thần Tài từ sáng sớm

Các gia đình nên có những việc thể hiện sự chào đón Thần Tài từ sáng sớm ngày mồng 10 tháng Giêng. Nên tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo tươm tất chỉnh tề, trong nhà nên mở tất cả các cửa, nhất là cửa sổ đối diện với hướng Tây (đây được coi là hướng Tài Lộc) để đón nhận năng lượng tích cực nhất. Ngày này cũng nên giữ tâm trạng vui vẻ, phấn khởi và tránh cãi cọ hoặ to tiếng, làm những điều không hay.

Đi mua vàng cầu may

Người dân ta thường đi mua vàng vào ngày Thần Tài để cầu may mắn, tài lộc cho cả năm. Cầu cho một năm hanh thông, đắc tài đắc lộc, tiền bạc cả năm được rủng rỉnh, đầy túi. Vì thế cứ đến ngày vía Thần Tài nhiều người sẽ đến các tiệm vàng để cúng trên ban thần tài và tích trữ cho cả năm. Ngoài vàng cũng có thể mua các đồ vật phong thủy bằng vàng, các sản phẩm như cóc ngậm tiền, đá phong thủy...

Nguồn: [Link nguồn]

Bánh hũ vàng giá bạc triệu trong ngày vía Thần Tài

Bánh hũ vàng in chữ tài lộc với mong muốn bắt đầu một năm mới ngọt ngào, đủ đầy, may mắn dù mới xuất hiện nhưng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Quảng An ([Tên nguồn])
Ngày Vía Thần Tài Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN