Loại rau mùa đông giàu canxi, giúp người mỡ máu 'quét' sạch cholesterol xấu, nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ!

Cải cúc không chỉ là loại rau ăn thông thường mà còn được xem như một vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Mùa đông chính là thời điểm cây cải cúc phát triển mạnh. Từ xa xưa, người ta ví cải cúc là "rau hoàng đế", bởi đây không chỉ là loại rau ăn thông thường giàu dinh dưỡng mà còn được xem như một vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.

Theo Đông y, cải cúc có vị cay, tính ngọt, không độc, có tác dụng an tâm khí, trừ đờm, bình can, bổ thận, trị chứng đánh trống ngực, mất ngủ, mệt mỏi.

Rau này có thể chế biến cùng nhiều thực phẩm khác để trị chứng đầy hơi, khó tiêu; kích thích tiêu hóa, nhuận tràng. Rau cũng giúp "làm mới" dây thần kinh, hỗ trợ trí não minh mẫn, tỉnh táo. Ngày lạnh, ăn nhiều cải cúc ngăn ngừa bệnh tật, ngủ ngon hơn, trị ho, cảm cúm.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Y học hiện đại cho thấy, rau cải cúc chứa nhiều đạm. Trung bình 1 cây cải cúc chứa 1,85% protein, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các lysine, chất xơ, nước, canxi, vitamin B, vitamin C.

Các thành phần của cải cúc tốt cho tim mạch nên dân gian vẫn gọi đây là rau dưỡng tim. Chất diệp lục của rau giúp giảm cholesterol trong máu. Hương thơm của rau có tác dụng giảm hen suyễn, thúc đẩy sự thèm ăn, tăng bài tiết nước tiểu.

Theo lương y Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội), người bị tăng huyết áp ngoài uống thuốc do bác sĩ kê đơn, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật và các chất kích thích có thể ăn rau cải cúc hằng ngày. Những người bị tăng mỡ máu có thể "quét" cholesterol hiệu quả bằng cải cúc.

5 món ăn bài thuốc chữa bệnh từ rau cải cúc

Trị đau đầu kinh niên

Lấy một ít cải cúc già, những cây có hoa thì càng quý, giữ cả phần rễ cây đem nấu lấy nước, mỗi ngày dùng độ 30g nước đã nấu này. Ngoài ra dùng lá cải cúc hơ nóng chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ (hoặc mỗi khi thấy nhức đầu).

Một cách trị đau đầu khác là: Lá 10-15gam cải cúc cho vào máy xay, sắc uống nóng. Tiếp đó nếu thấy không thuyên giảm thì uống liền những ngày tiếp theo hoặc đắp lá cải cúc mỗi khi rảnh rỗi.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trị đau mắt, hoa mắt

Để trị đau mắt, bạn lấy 1 nắm rau cải cúc thái nhỏ nấu với một con cá diếc to khoảng 3 ngón tay người lớn để ăn sẽ có tác dụng bất ngờ. Ngoài dùng lá rau cải cúc rửa sạch, hơ nóng chườm lên mắt (hoặc cho vào vải mỏng chườm).

Để trị hoa mắt, chóng mặt, hãy dùng 200g cải cúc, một con cá diếc độ 1/2 kg làm sạch, rán vàng, cho rượu và gừng, nước sôi đung với lửa nhỏ cho cá chín thì cho cải cúc vào và nấu đến sôi lại. Làm trong liệu trình 10 ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả nhanh chóng.

Giúp hạ huyết áp

Khi bị cao huyết áp, ngoài thuốc thì người bệnh cần ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích... Ngoài ra, chế độ ăn hàng ngày nếu đúng vụ nên bổ sung thêm rau cải cúc. Axit amin và tinh dầu có trong cải cúc có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp.

Cách chế biến: Bên cạnh cách ăn như món rau xanh hàng ngày, bạn có thể ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.

Chữa ít sữa sau sinh

Để nhiều sữa sau sinh, sản phụ nên bổ sung món rau cải cúc và thịt nạc, cách chế biến tốt nhất là hấp cách thuỷ. Các làm như sau: rau cải cúc 300g, thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, mắm muối vừa đủ. Rau cải cúc nhặt rửa sạch. Lạc nhân giã nhỏ. Thịt lợn nạc rửa sạch băm nhỏ trộn với lạc, mắm muối, viên thành viên bằng quả táo.

Dùng bát to, đặt lớp cải cúc ở đáy bát, sau đó cho thịt vào, trên cùng lại rải lớp cải cúc, đem hấp cách thuỷ, khi chín chia làm 2 lần ăn với cơm. Cần ăn liền 3 – 5 ngày.

Giải cảm, chữa chứng ho dai dẳng

Để chữa ho dai dẳng: Lấy 100 – 150g rau cải cúc, phổi lợn 200g thái thành miếng, dùng nấu thành canh ăn cả cái lẫn nước cùng bữa cơm, ăn trong 3 – 4 ngày là 1 liệu trình.

Để giải cảm: lấy 150g cải cúc tươi, rửa sạch cho ráo nước sau đó cho vào bát to, đổ cháo đang sôi lên trên để 5-10 phút cho đỡ nóng thì trộn rau lên ăn, ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này vừa đơn giản lại có tác dụng giải cảm nhanh.

2 nhóm người không nên ăn rau cải cúc

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Người đang tiêu chảy, lạnh bụng

Nếu ăn thêm cải cúc có tính mát, người bệnh sẽ khó chịu hơn. Những trường hợp này nên dùng các thực phẩm có vị nóng để cân bằng.

Người bị huyết áp thấp

Loại rau này tốt cho người tăng huyết áp, tăng cholesterol nhưng đại kỵ với người huyết áp thấp vì có thể khiến bệnh nhân hạ thêm huyết áp. Một số trường hợp có huyết áp bình thường cũng có tình trạng tụt huyết áp nhẹ nếu dùng quá nhiều loại rau này.

Lưu ý: Không nên ăn nhiều cải cúc. Loại rau này tốt cho nhu động ruột nhưng lượng chất xơ cao. Nếu ăn quá nhiều, bạn dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng do chất xơ bên trong dạ dày trở nên quá lớn, gây cản trở quá trình đào thải thức ăn trước đó. Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo hạn chế ăn cải cúc, không dùng nước ép cải cúc trị ho.

Nguồn: [Link nguồn]

4 loại rau 'đại kỵ' với lẩu vì rất dễ sinh độc, đây là cách chọn rau ăn lẩu chuẩn vị nhất và an toàn cho đường ruột của cả gia đình

Với từng món lẩu, bạn nên chọn các loại rau phù hợp để món lẩu thêm hấp dẫn và an toàn cho sức khỏe đường ruột của bạn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Thực phẩm tốt cho sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN