Canh cua ăn cùng cà muối cực ngon nhưng có 3 sai lầm nhất định phải biết để tránh rước độc vào thân

Tuyệt đối không chế biến cua đồng đã chết, tuyệt đối không ăn gỏi cua hay uống nước cua sống và tuyệt đối không ăn cà muối trong thùng sơn, đồ nhựa tái chế...

Ngày hè nóng nực, canh cua và cà muối là món ăn được nhiều ưa thích tại nhiều gia đình người Việt vì thanh mát, ngon miệng, dễ ăn và bổ dưỡng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, canh cua đồng rất giàu canxi và chất dinh dưỡng. Nếu nấu một bát canh cua mồng tơi, mướp thì thành phần gồm: thịt cua đồng 55g, mồng tơi 70g, mướp 100g, dầu thực vật 5g, muối 1g thì giá trị dinh dưỡng cung cấp là 120Kcal, protid 9,1g, lipid 7,0g, glucid 5,1g, chất xơ 2,3g, vitamin A 116µg, beta-caroten 1504µg, vitamin C 58mg, canxi 218,7mg, sắt 2,7mg, natri 668,4mg, kali 558,9mg, kẽm 0,4mg.

Trong khi đó cà pháo vị ngọt, tính hàn, tác dụng tán huyết, tiêu viêm, nhuận tràng. Y học hiện đại chỉ ra trong 100g cà pháo cung cấp 1,5g protein (đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể), 12mg canxi, 0,7mg sắt, 18mg magiê, 16mg phospho, 22,1mg kali, 0,3mg kẽm.

Mâm cơm ngày hè mát bổ. Ảnh minh họa

Mâm cơm ngày hè mát bổ. Ảnh minh họa

Canh cua cà muối ăn thế nào để tốt cho sức khỏe?

Theo các chuyên gia y tế, những thức ăn muối mặn như dưa, cà, hành, kiệu muối,… làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do có chất nitrosamin. Nếu ngày nào cũng ăn thức ăn có chất nitrosamin, ăn trong suốt thời gian dài thì mới đáng sợ. Còn nếu chỉ dùng cà muối với một lượng vừa phải để tăng phần hấp dẫn ngon miệng thì không có gì đáng ngại.

Để an toàn, bạn chỉ nên ăn 4-5 quả cà muối trong một bữa. Những người mắc bệnh mạn tính, bệnh tăng huyết áp cần hạn chế ăn cà muối.

Khi ăn cà muối nói riêng và các món muối nói chung, lưu ý chỉ ăn khi cà đã chín đều, không ăn cà muối xổi. Cà muối xổi còn xanh và hăng sẽ có hàm lượng nitrit cao hơn cà đã muối chín bởi trong một vài ngày đầu do quá trình vi sinh khử, nitrat có trong cà sẽ trở thành nitrit. Tuy nhiên, nitrit giảm dần và sẽ mất hẳn khi cà đã chua. Vì vậy, nếu ăn cà muối, không nên ăn nhiều và khi muối cà không nên muối quá mặn để hạn chế lượng muối ăn vào cơ thể.

Với canh cua, mặc dù là món ngon mát về mùa hè và giá trị dinh dưỡng cao. Ăn cua bổ sung lượng canxi và chất đạm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên ăn 3-4 bữa/tuần, ngoài ra nên sử dụng các món ăn khác để bữa ăn thêm đa dạng các loại thực phẩm, bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Cà muối xổi tốt nhất không nên ăn. Ảnh minh họa

Cà muối xổi tốt nhất không nên ăn. Ảnh minh họa

3 sai lầm nhất định phải biết để tránh rước độc vào thân

- Tuyệt đối không chế biến cua đồng đã chết vì trong cua đồng chết có chất histidine gây dị ứng nổi mề đay, ngứa ngáy, nôn nao, đau đầu, chóng mặt, bị ngộ độc như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và một số vấn đề xấu khác đối với sức khỏe…

- Tuyệt đối không ăn gỏi cua hay uống nước cua sống. Việc làm này có thể gây hậu quả xấu cho sức khoẻ. Đúng là trong nước cua đồng có nhiều chất bổ dưỡng, nhưng nước cua đồng sống và gỏi cua đều là những món ăn sống có thể chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm gây ngộ độc thức ăn, đặc biệt là bệnh sán lá phổi (Paragonimus ringeri).

- Tuyệt đối không ăn cà muối trong thùng sơn, đồ nhựa tái chế. Thùng sơn khi tận dụng vẫn còn lưu lại các chất phụ gia, chất tạo màu, dung môi... từ sơn. Dưới tác động của acid, muối, các chất phụ gia sẽ thôi nhiễm, thấm ngược vào thực phẩm gây nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cà muối trong môi trường kín khí có thể sản sinh ra độc tố botulinum, độc tố cực độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguồn: [Link nguồn]

Những người nên tránh xa tuyệt đối món canh cua đồng kẻo ”ân hận mấy cũng muộn”

Mùa hè, mọi gia đình đều rất quen thuộc với canh cua, ăn kèm cà muối. Món ăn này rất ngon và bổ, tuy nhiên cần lưu ý một số người không nên ăn kẻo rước bệnh vào người.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Ẩm thực, nhà hàng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN