Bánh đúc thái sợi chan canh ở Hà Nội, khách ăn vèo 2 bát giải nhiệt ngày hè

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khác với phiên bản bánh đúc chấm tương hay bánh đúc nóng ở Hà Nội, món ăn này được chế biến từ bánh đúc thái sợi, thêm rau sống rồi chan nước canh mát lạnh, thơm mùi lạc, vừng, nhờ đó giúp thực khách giải nhiệt.

Những ngày gần đây, các tín đồ ẩm thực truyền tai nhau một món nhất định phải thưởng thức trong mùa nắng nóng ở Hà Nội. Đó là bánh đúc nộm.

Dù còn xa lạ với nhiều du khách, nhưng món ăn này đã trở thành thức quà vặt không nên bỏ lỡ của người thủ đô mỗi dịp hè.

Khác với phiên bản bánh đúc chấm tương hay bánh đúc nóng ở Hà Nội, nguyên liệu chính của món ăn này là bánh đúc cắt sợi và nước canh lạc vừng, thêm chút giá chần và rau sống đơn giản.

Trong đó, yếu tố làm nên sự khác biệt của bánh đúc nộm chính là ở phần nước canh chan kèm.

Bánh đúc nộm là món ăn thanh mát, không dầu mỡ, có công dụng “giải nhiệt” nên rất được thực khách Hà Nội ưa chuộng trong mùa hè. Ảnh: Vân Nguyễn

Bánh đúc nộm là món ăn thanh mát, không dầu mỡ, có công dụng “giải nhiệt” nên rất được thực khách Hà Nội ưa chuộng trong mùa hè. Ảnh: Vân Nguyễn

Theo đó, để làm nước canh ngon, người ta thường rang lạc, vừng rồi đem xay nhuyễn, sau đó đun cùng nước giá đỗ chần và nêm nếm gia vị sao cho hỗn hợp có độ béo ngậy nhưng vẫn ngọt thanh.

Phần nước canh chan bánh đúc nộm thường có màu trắng đục như sữa, dậy mùi thơm của lạc. Khi nước canh nguội (có thể cất ngăn mát tủ lạnh), khách đến ăn mới mang ra chan lên bánh đúc và giá chần.

Bánh đúc nộm ăn kèm với các loại rau thơm như rau ngổ, tía tô, kinh giới, thân chuối non thái rối…

Khi ăn, người ta cho thêm vài lát ớt cay thay vì vắt chanh hay chan dấm, bởi vị chua sẽ làm mất đi vị béo ngọt của nước nộm.

Bánh đúc thái sợi chan canh ở Hà Nội, khách ăn vèo 2 bát giải nhiệt ngày hè - 2

Tuy được làm từ các nguyên liệu quen thuộc nhưng món bánh đúc nộm đòi hỏi quá trình chế biến khéo léo, kỳ công. Ảnh: Adi Hutter, @tungboo0107

Tuy được làm từ các nguyên liệu quen thuộc nhưng món bánh đúc nộm đòi hỏi quá trình chế biến khéo léo, kỳ công. Ảnh: Adi Hutter, @tungboo0107

Bánh đúc nộm không chắc mẩy như bánh đúc chấm tương, cũng không nhão như bánh đúc nóng mà dẻo mịn, mềm, rất dễ ăn. Tuy chỉ làm từ các nguyên liệu chay, nhưng món ăn này vẫn hấp dẫn nhiều thực khách.

Những thực khách từng thưởng thức món ăn này nhận xét, bánh đúc mềm mịn, thơm mùi gạo. Còn nước canh béo ngậy, thanh mát, thêm giá đỗ chần giòn giòn. Nhiều người tiết lộ phải ăn 2 bát bánh đúc nộm mới bõ thèm, vì món ăn có công dụng “hạ hỏa”, giải nhiệt.

Từng sợi bánh đúc quyện trong nước canh lạc mát lạnh và giá chần tạo nên hương vị mộc mạc, chinh phục vị giác của cả những người sành ăn. Ảnh: Esheep Kitchen

Từng sợi bánh đúc quyện trong nước canh lạc mát lạnh và giá chần tạo nên hương vị mộc mạc, chinh phục vị giác của cả những người sành ăn. Ảnh: Esheep Kitchen

Không chỉ người trung tuổi, nhiều thực khách trẻ cũng yêu thích món bánh đúc nộm gợi nhớ tuổi thơ ở thủ đô. Món ăn có vị thanh mát, không dầu mỡ nên không ngấy, giá thành lại bình dân, chỉ 15.000 – 20.000 đồng/bát.

Ở Hà Nội, du khách có thể tìm và thưởng thức bánh đúc nộm ở một số địa chỉ có tiếng như trên phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm), dốc Hòe Nhai (quận Ba Đình) hay chợ Gốc Đề (quận Hoàng Mai).

Nguồn: [Link nguồn]

Bất cứ ai yêu thích hương vị hấp dẫn của bánh đúc nóng đều cảm thấy nhớ Hà Nội da diết. Chỉ cần một vài bước đơn giản theo công thức của chị Hồng Thúy chia sẻ, bạn có thể tự tay nấu cho cả gia đình món ăn "gây thương nhớ" này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thảo Trinh ([Tên nguồn])
Đặc sản 63 tỉnh thành Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN