4 sai lầm thường gặp khiến bệnh viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi

Đa số bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng nếu được điều trị tích cực và đúng phác đồ thì sẽ có đáp ứng tốt và khỏi bệnh. Tuy nhiên khoảng 7-10% người bệnh không đáp ứng điều trị, ổ loét lâu khỏi và có thể tái phát sau điều trị do 4 nguyên nhân sau đây.

1. Hiểu chưa đúng về bệnh

Có người bị bệnh nặng mặc dù đã được bác sĩ tư vấn về điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt, về dùng thuốc hợp lý nhưng tự cho rằng bệnh không đến nỗi nào. Họ vẫn vô tư ăn theo ý thích, ăn nhiều gia vị cay, chua, nóng, uống nhiều bia rượu, nước có gas, cà phê hằng ngày. Khi điều trị thấy tạm ổn triệu chứng đau trên lâm sàng là họ tự ý dừng thuốc mà không cần hỏi lại ý kiến của bác sĩ. Họ cho rằng bệnh không có gì trầm trọng, khi nào đau thì lại đến bác sĩ để kê đơn uống thuốc vài ngày là khỏi. Hậu quả là người bệnh tự làm bệnh của mình nặng hơn, làm gia tăng tính kháng thuốc của vi khuẩn HP.

2. Tự điều trị tại nhà

Nhiều người dùng nghệ, mật ong điều trị dạ dày. Nghệ và mật ong rất tốt cho dạ dày nhưng tác dụng kháng khuẩn ở mức độ thấp. Nghệ tươi và bã bột nghệ chưa tinh chế sẽ lắng đọng lại trong dạ dày gây nóng và viêm tại chỗ niêm mạc dạ dày nếu sử dụng với liều lượng lớn kéo dài. Tinh bột nghệ được sản xuất thủ công nhỏ lẻ không thể loại bỏ các tạp chất có hại cho sức khỏe. Do đó, chỉ nên dùng ở mức độ hỗ trợ có hạn chế vì nghệ và mật ong đều nóng.

3. Do chưa tuân thủ đúng điều trị của bác sĩ

Việc không tuân thủ đúng phác đồ điều trị xảy ra bởi rất nhiều tình huống. Một vài ví dụ như:

• Dừng thuốc khi mới uống được vài ngày hoặc thấy đỡ đau. Sau dừng thuốc được vài ngày thấy đau trở lại thì lại uống tiếp đơn cũ.

• Khi thấy có tác dụng phụ thì không thông báo lại cho bác sĩ mà tự mua thuốc điều trị triệu chứng hoặc uống kèm thuốc trong đơn bác sĩ kê.

• Dùng lại đơn cũ khi bệnh tái phát: Rất nhiều bệnh nhân không đến khám lại để bác sĩ kê đơn theo bệnh tình hiện tại mà đã tự ý dùng lại thuốc theo đơn cũ, có thể đã vài năm.

• Dùng theo đơn thuốc của người khác: có nhiều bệnh nhân xin đơn của bạn bè, người nhà đã từng chữa khỏi hoặc chỉ mới đỡ thôi để dùng cho mình. Họ không hiểu được rằng triệu chứng bệnh có thể giống nhau hoặc gần giống như nhau ở hai người hoặc nhiều người nhưng cách điều trị thì không thể giống nhau được. Do đó bệnh nhân cần sử dụng đúng, đủ phác đồ và tái khám sau khi kết thúc điều trị. Người bệnh không nên tự ý điều trị mà không có tư vấn của bác sĩ để tránh các tác hại không mong muốn của thuốc.

4. Do chế độ ăn uống sinh hoạt

Nhiều bệnh nhân bị bệnh đau dạ dày tá tràng vì lí do thói quen, do môi trường làm việc thường xuyên phải tiếp khách, đối tác làm ăn nên bắt buộc phải dùng nhiều bia rượu. Nhiều người có thói quen thức khuya, ngủ ít, uống nhiều cà phê đặc, hút thuốc lá cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị bệnh lý dạ dày tá tràng.

4 sai lầm thường gặp khiến bệnh viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi - 1

Rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân gây nên các bệnh lý dạ dày

Dù có điều trị đúng phác đồ, đúng thuốc, đủ thời gian thì cũng không ích gì nếu người bệnh vẫn uống rượu bia, hút thuốc lá. Nhịn ăn buổi sáng, ăn không đúng giờ giấc, ăn vội, ăn quá khuya, ăn xong đi nhanh, ăn xong nằm ngay cũng là những yếu tố dẫn đến thất bại trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Các triệu chứng: đau thượng vị, nóng rát, đầy bụng, khó tiêu... hay tái phát do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm, trợt, xung huyết, loét... quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm, trợt, xung huyết, loét... Đây là nguyên nhân dễ bỏ qua và chủ quan. Ở nhiều bệnh nhân, sau một thời gian sử dụng thuốc, các vết viêm, loét được cải thiện khiến cơn đau biến mất. Nhưng khi gặp các tác nhân như khi trời trở lạnh, hoặc ăn đồ chua, cay, nóng, đồ chiên rán, dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, cà phê... làm tăng tiết acid. Acid lại tấn công vào các vết, các ổ viêm loét chưa lành hẳn khiến người bệnh tái phát các cơn đau, đau âm ỉ, đau tức, nóng rát...

Do đó, người viêm loét vùng hang vị, viêm loét dạ dày, tá tràng cần có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hạn chế tái phát các triệu chứng đau dạ dày (bao tử), giúp dạ dày khỏe.

Thêm giải pháp cho người viêm loét vùng hang vị, viêm loét dạ dày (bao tử), tá tràng tái phát

Sự kết hợp của Dạ cẩm và cây Cộng sản: tác dụng toàn diện trong việc hỗ trợ làm lành niêm mạc dạ dày tổn thương

Từ 1962, bệnh viện Lạng Sơn đã đưa cây Dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày. Trên lâm sàng, Dạ cẩm có tác dụng làm giảm đau, trung hòa acid trong dạ dày, bớt ợ chua, làm se vết loét”. (Trích: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi)

Dạ cẩm kết hợp với tác dụng chống viêm của cây Cộng sản giúp hỗ trợ thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày tổn thương một cách toàn diện.

4 sai lầm thường gặp khiến bệnh viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi - 2

>> Để được tư vấn về viêm loét hang vị, viêm loét dạ dày, tá tràng tái phát, hãy gọi ngay 1800 6933 (miễn cước gọi) để được gặp các Dược sĩ ngay lập tức.

>> Bạn đọc muốn tìm hiểu về sản phẩm Vương Dạ Khang, vui lòng xem TẠI ĐÂY

>> Bạn đọc muốn tìm mua sản phẩm Vương Dạ Khang, vui lòng xem điểm bán TẠI ĐÂY

4 sai lầm thường gặp khiến bệnh viêm loét dạ dày chữa mãi không khỏi - 3

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chia sẻ
Gửi góp ý
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN