TQ phải học hỏi Mỹ từ khủng hoảng chứng khoán

Sự kiện: Tin chứng khoán

Vào ngày 18.7, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu đã cho biết, Trung Quốc cần phải học được những bài học từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Theo đó, ông đã bày tỏ ý định tập trung vào việc giám sát và phát triển những cơ chế mới nhằm đối phó với các biến động tài chính trong tương lai.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần một phần ba từ hồi đầu tháng 6 cho đến đỉnh điểm giữa tháng 6, mức suy giảm này đã "càn quét" khoảng 4.000 tỷ USD giá trị cổ phiếu, trong khi đó các nhà đầu tư cũng lo lắng trước tình hình ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ chấm dứt nới lỏng chính sách tiền tệ.

TQ phải học hỏi Mỹ từ khủng hoảng chứng khoán - 1

Ảnh: nguồn Reuters

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc mạnh đã khiến chính phủ quốc gia này phải vào cuộc với những nỗ lực lớn, trong đó bao gồm ngăn chặn phát hành lần đầu ra công chúng và cấm các công ty và giám đốc điều hành bán cổ phiếu. Nhận đình về vấn đề này, ông Diệu cũng cho biết, Trung Quốc cần phải học hỏi Mỹ từ cuộc khủng hoảng chứng khoán.

“Đây là một thách thức lớn. sau cuộc khủng hoảng chứng khoán lần này, chúng ta cần học hỏi từ các quốc gia khác, đó chính là những thị trường chứng khoán “trưởng thành” như Mỹ và Anh. Hiện nay, Bắc Kinh đang cân nhắc nhiều chính sách mới”, ông Diệu cho biết trong buổi phỏng vấn tại Đại sứ quán Trung Quốc tại London.

Thị trường chứng khoán  quốc gia  này đã tăng trở lại trong các phiên gần đây cũng như trong chỉ số CSI300. Vào ngày 17.7, chỉ số CSI300 của nhiều công ty lớn nhất Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng 3,9 % lên 4.151,50, tăng 1,1 trong tuần này.

Cũng theo đó, ông Diệu cho biết việc  Trung Quốc can thiệp ổn định thị trường là đúng đắn khi xem xét về mức độ bất ổn để rút ra các chính sách ngăn chặn những cuộc khủng hoảng của thị trưởng trong tương lai. Tuy nhiên, ông chưa đề cập rõ chính sách đó là gì.

Một số nhà đầu tư đã cho biết việc cải cách thị trường và tiến tới một nền kinh tế định hướng thị trường, chứ không phải là những bước ngắn hạn như hạn chế bán cổ phần, sẽ giúp thị trường Trung Quốc ổn định trở lại.

Một năm khó khăn

Ngay cả trước khi thị trường chứng khoán Trung Quốc gặp phải khó khăn lớn gần đây, thì nhiều dấu hiệu đã chỉ ra rằng nền kinh tế của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều rủi ro lớn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm, nhu cầu và đầu tư suy yếu, bất động sản đang dần bốc hơi và các áp lực giảm phát.

Thêm vào đó, các tập đoàn và công ty quốc gia này đang dinh phải những đống nợ lớn. Tuy nhiên, ông Diệu cho biết chính phủ sẽ cho phép các công ty tuyên bố phá sản chứ không cố gắng “dung túng” để tạo ra một thị trường nợ hiệu quả hơn.

Trong một thời kỳ dài hạn, ông Diệu có thể  tự tin rằng Trung Quốc có khả năng đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế tiềm năng từ 7%  đến 8% trong 5 năm tiếp theo nhờ các cải cách thể chế thị trường cho phép tăng năng suất.

Khi được hỏi về chương trình hoán đổi nợ trị giá 2 nghìn tỷ Nhân dân tệ của Trung Quốc nhằm giảm tái cấp vốn cho chính quyền các địa phương đang nặng gánh nợ công cũng như thúc đẩy tặng trưởng kinh tế, ông Diệu cho rằng mức độ hiện nay là vừa đủ.

Chương trình này cho phép các tỉnh, thành phố  thay thế khoản vay lãi suất cao với trái phiếu đô thị có chi phí thấp hơn với kỳ hạn dài hạn.

Dữ liệu từ các phòng kiểm toán quốc gia từ tháng 6 năm 2013 cho thấy việc trả nợ của chính quyền địa phương có thể lên tới 1,82 nghìn tỷ  Nhân dân tệ vào cuối năm nay, ông cho biết.

Ông Diệu đánh giá thêm: "Theo quan điểm của tôi, 2 nghìn tỷ sẽ bao gồm tất cả. Nhưng tất nhiên con số này là từ tháng sáu năm 2013, vì vậy chắc chắn con số sẽ  nhiều hơn, nhưng tôi không biết bao nhiêu”.

Chương trình hoán đổi nợ ban đầu có hạn ngạch là 1 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tuy nhiên hồi tháng 6, Bộ Tài chính đã nhân đôi lên thành 2 nghìn tỷ. Vào đầu tháng 7, phương tiện truyền thông quốc gia  cho biết Bắc Kinh đang dự định nâng hạn ngạch lên thêm 1 nghìn tỷ nữa.

Trong khi tái cấu trúc nợ giúp Trung Quốc giải quyết  khoản nợ công 3 nghìn tỷ USD, chương trình hoán đổi nợ lại tăng áp lực lên nguồn cung, loại bỏ các nhà phát hành trái phiếu khác và đã bị chỉ trích vì không chắc chắn về quy mô chương trình.

Thứ trưởng Tài chính thừa nhận có các lo ngại trên và cho biết Bắc Kinh  cần củng cố thông tin và tính minh bạch đối với thị trường.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Tuyết Nhung (Một thế giới/Reuters)
Tin chứng khoán Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN