Thức ăn sẵn cho trẻ nhiều muối hơn giới hạn cho phép

Ngày nay, với cuộc sống bận rộn, thức ăn trẻ em được chế biến, đóng gói sẵn được bán và sử dụng rất nhiều. Nhưng một nghiên cứu đã cho thấy, thực phẩm  đóng gói dành cho trẻ em từ 1- 3 tuổi thường chứa muối và đường rất cao.

Trên thị trường Mỹ, 72% thực phẩm ăn tối của bé chứa muối vượt xa lượng giới hạn cho phép. 32% số đó, hầu hết làm từ trái cây và thực phẩm mặn, chứa rất nhiều đường.

“Vài thực phẩm chứa nhiều muối và đường tương đương với thức ăn của người lớn,” đồng tác giả nghiên cứu Mary Cogswell, nhà khoa học cấp cao tại Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) cho biết. “Ví dụ, trong danh mục thức ăn mặn và có muôi, nồng độ muối trung bình, hoặc nồng độ natri trung bình mỗi 100 gram, tương đương với lượng có trong khoai tây chiên", vị này nói.

Thức ăn sẵn cho trẻ nhiều muối hơn giới hạn cho phép - 1

Hãy giúp trẻ có thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi bắt đầu ăn dặm. Hình minh họa

Những phát hiện mới này rất đáng quan tâm, vì nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em xác định khẩu vị khá sớm. Nếu chúng đã quen với vị thực phẩm nhiều muối và đường trong thời gian sơ sinh, chúng sẽ trở thành những người lớn có thói quen ăn uống không lành mạnh.

Trong cuộc nghiên cứu, những nhà khoa học đã lấy 1074 mẫu thực phẩm dành cho bé đang bán trên thị trường. Thực phẩm dành cho trẻ dưới 1 tuổi ít chứa muối và đường, với 655 trong 657 mẫu chứa lượng muối nằm trong giới hạn cho phép. Thực phẩm dành cho trẻ dưới 1 tuổi cũng tránh thêm đường, ngoại trừ sản phẩm bột trộn và trái cây chế biến, 44% sản phẩm này chứa đường vượt quá mức cho phép.

Nhưng thực phẩm dành cho trẻ 1-3 tuổi thì xấu hơn rất nhiều. Thực phẩm ăn tối và ăn nhẹ đều có lượng muối cao. Đồ ăn nhẹ có nồng độ sodium chừng 496mg/200gram thực phẩm. Và chúng cũng chứa nhiều đường, ngay cả trong những món ăn mặn.

Lời khuyên dành cho cha mẹ 

Trẻ có thể rất kén ăn, trong khi đó thực phẩm nhiều muối, đường có thể rất ngon miệng với chúng. Nhưng những loại thực phẩm này không tốt cho sức khỏe. 

Các nghiên cứu cho thấy, khi được cho ăn thực phẩm có vị trung tính như rau và trái cây ít nhất 8 lần/tuần, trẻ sẽ hình thành khẩu vị cho những món này. Các bậc phụ huynh đừng nên bỏ cuộc sớm.

Cha mẹ cũng nên để mắt soi xét kỹ lưỡng những nhãn dinh dưỡng trên thực phẩm. Không phải tất cả thực phẩm chế biến sẵn đều có chất lượng tương đương. 

Phát hiện ra lượng đường trong thực phẩm không dễ, khi nó có thể xuất hiện dưới những cái tên khác nhau. Hãy tìm si-rô ngô corn syrup, dextrose, glucose, fructose, lactose, sucrose, trehalose, juice concentrate, cane, malt, maltose hoặc turbinado. Trong 74% trường hợp, lượng đường thêm vào nằm trong 4 thành phần đầu tiên của thực phẩm.

Những nghiên cứu trước đây cho thấy, 79% trẻ em từ 1-3 tuổi tiêu thụ lượng muối rất đáng lo ngại. 23% trẻ 2-5 tuổi bị béo phì.

Bác sĩ của Đại học Buffalo Susan Baker và Robert Baker cho thấy mối liên hệ giữa thực phẩm đóng hộp và sức khỏe lâu dài. “Nghiên cứu này cho thấy trẻ em đang dùng thực phẩm chứa muối, đường cao không cần thiết. Điều này sẽ khiến chúng hình thành sự thèm muốn những thực phẩm như thế trong cả cuộc đời”, các bác sĩ nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Lan Thảo (Pháp luật TP.HCM/ livescience)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN