Gia đình gián điệp nước Mỹ (Kỳ 1)

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 59Kỳ mới nhất

John Anthony Walker bí mật bán tài liệu quốc gia cho KGB trong 18 năm trời, lôi kéo cả gia đình tham gia hoạt động cho mình. Vụ bắt giữ điệp viên và toàn bộ mạng lưới của người này đã xé toang ảo tưởng một thời rằng nước Mỹ “miễn dịch” với việc làm gián điệp cho nước ngoài.

Cuộc giao dịch bất thành

Đêm 19/5/1985, John Anthony Walker lái xe dừng lại bên lề con đường vắng vẻ phía Bắc Washington D.C. Sau khi nhìn xung quanh không thấy bóng dáng của ai, ông ném chiếc túi đựng rác và giấy vụn trong đó xuống lề đường, bên cạnh chiếc cột có gắn bảng “Cấm săn bắn” và nhanh chóng lẩn vào bóng đêm.

Chiếc túi trông giống như một túi rác, không ai quan tâm và ném xuống lề đường nhưng thực ra bên trong đó là 129 tập tài liệu được phân loại của Hải quân Hoa Kỳ. Chiếc túi làm bằng nhựa để bảo vệ những giấy tờ bên trong cho khỏi mưa.

Cùng lúc xảy ra sự việc Walker ném “túi rác” của mình thì một điệp viên trong tổ chức an ninh quốc gia KGB của Liên Xô cũng dừng lại ven đường, cách chỗ Walker tầm 4km, để lại chiếc túi của mình và đi khuất. Chiếc túi này đựng 200.000 đô là, tờn tờ 50 đô la và 100 đô la. Đây là cách thức trao đổi tài liệu tưởng như vô cùng đơn giản nhưng rất thông minh và hiệu quả giữa Walker và điệp viên của tổ chức KGB. Một bên bán tài liệu mật, một bên trả tiền và họ không bao giờ gặp mặt đối mặt với nhau nhờ phương thức này.

Gia đình gián điệp nước Mỹ (Kỳ 1) - 1

Vị trí John Walker để lại túi hồ sơ mật cho điệp viên KGB

Sau khi bỏ lại gói tài liệu về Hải quân đánh cặp được, Walker lái xe về hướng Bắc nơi điệp viên KGB để lại chiếc túi. Cùng lúc đó thì điệp viên này lái về hướng Nam để có được túi hồ sơ mật mà điệp viên Walker để lại. Nhưng cả John và điệp viên KGB khi tới nơi đều không lấy chiếc túi mà mình cần. Dường như tổ chức FBI đã phát hiện ra được kẻ phản bội và ra tay can thiệp?

Lần đầu tiên phản bội

Cuối năm 1967, vì những lý do rất bất ngờ mà John trở thành một người phản bội đất nước, trở thành điệp viên cho tổ chức an ninh quốc gia KGB của Liên Xô một cách hoàn toàn chủ động và tự nguyện. Walker đánh cắp bộ mã sử dụng cho loại mày giải mã KL-47, loại máy sử dụng rộng rãi trong quân đội Mỹ. Anh ta rất bình thản photo tập tài liệu này và bước ra khỏi phòng trực một cách rất tự nhiên như ngày thường khiến không một nhân viên bảo vệ nào nghi ngờ. Sau đó, Walker lái xe thẳng tới đại sứ quán Liên Xô tại thủ đô Washington, cách Nhà Trắng gần 4 dãy phố. Lấy hết cản đảm, vị khách không mời này lái xe lao nhanh vào đại sứ quán khiến nhân viên lễ tân cũng phải giật mình.

Vội vã yêu cầu gặp người chỉ huy ở đó, John Walker đã thẳng thắn đưa ra lời giới thiệu và đề nghị gây choáng váng: “Tôi quan tâm tới việc bán các tài liệu mật của chính phủ Mỹ cho các ông. Tôi mang ở đây một tài liệu mẫu”.

Người chỉ huy lạnh lùng bỏ đi cùng với tập tài liệu của Walker, một lát sau trở lại với thái độ hoàn toàn trái ngược. Không ai có thể cưỡng lại một món quà trời ban khi đối thủ tự nhiên mang tài liệu tới bán cho mình. Người này vồn vã nói với Walker: “Chúng tôi rất cần những loại tài liệu như thế này và lấy làm hân hạnh được gặp anh. Chúng tôi muốn có thêm nữa”.

Sau khi được hỏi về động cơ để có được hành động liều lĩnh có một không hai này, Walker trả lời đơn giản động cơ thuần tuý của anh ta là tiền.

Walker đề xuất mỗi tuần được hưởng từ 500 – 1000 đô là mỗi tuần và đã được đồng ý. Ngược lại, nhiệm vụ của anh ta là chuẩn bị một danh mục các bộ mã mà anh ta phải đánh cắp và đưa lại cho KGB. Họ hẹn gặp lại 2 tuần sau tại một trung tâm mua sắm ở ngoại ô. Walker sẽ gập một tờ tạp chí Time dưới cánh tay phải để làm ám hiệu.

Một nhân viên hướng dẫn Walker cách lập hòm thư chết. Sau đó, người ta đưa anh ta một phong bì đầy tiền và dẫn đi vòng quanh các hành lang. Ở đây, Walker được yêu cầu mặc một chiếc áo khoác dài và đội một chiếc mũ rộng vành. Ngay sau đó, người ta đẩy anh ta vào ghế sau một chiếc ôtô đang đậu ở dưới tầng hầm của sứ quán. Vòng vèo hơn một giờ đồng hồ qua các con phố, John được thả xuống khu vực dân cư sinh sống. Khuất bóng chiếc xe của Đại sứ quán Liên Xô, John bắt đầu đếm tiền.

Sau lần gặp đầu tiên và cũng là duy nhất ấy, mọi liên lạc tiếp theo trong suốt 18 năm sau của 2 người này chỉ là giao dịch tại những nơi đã có điểm hẹn, được gọi là những điểm “giao dịch chết”. Tất cả các trao đổi được thực hiện thông qua “điểm hẹn chết”. Và việc này đã được duy trì thành công trong 18 năm. Walker đã trở thành một tay gián điệp lão luyện và rất được KGB tin tưởng.

Cuộc đời của John Walker thế nào mà phải trở thành điệp viên phản bội đất nước? Sau 18 năm hoạt động đầy hiệu quả, tại sao lần giao dịch này lại bị trục trặc? Mời các bạn đón đọc Gia đình điệp viên nước Mỹ (Kỳ 2) vào SÁNG SỚM ngày 8/2/2013.

XEM THÊM CÁC KỲ
1 2 3 4 59Kỳ mới nhất

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Gia đình gián điệp nước Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN