Gia đình gián điệp nước Mỹ (Kỳ cuối)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 5 6 7 89

Bị giăng bẫy và bắt giữ, John cùng những người thân trả giá cho những gì gây ra ...

Bị bắt và kết án

Tối 19/5/1985, John vẫn không hề biết mình đang bị cả nhóm đặc vụ FBI theo dõi. Theo chỉ dẫn của KGB, ông để lại chiếc túi có đựng các tài liệu của mình lại nơi đã hẹn trước ở ven đường rồi nhanh chóng rời đi.

Sau đó John sẽ đợi Tkachenko, thư ký của đại sứ quán Liên Xô tại Washington “vô tình” lái xe qua lấy tài liệu và để lại tiền. Đây chính là cách giao dịch giúp John, dù gần 20 năm làm gián điệp và bán tài liệu cho KGB mà vẫn không bị phát hiện. Sau lần đầu tiên mạo hiểm tới tận đại sứ quán Liên Xô bán tài liệu, John chưa bao giờ gặp mặt trực tiếp bất cứ ai của KGB. Tất cả tài liệu được bán và tiền thù lao đều được để sẵn ở những nơi đã được chỉ dẫn và 2 bên lấy đi, bỏ lại một cách rất tình cờ.

Và lần này John cũng làm theo phương thức “hoàn hảo” đó. Ông để tài liệu bên đường, cạnh 1 cây có treo biển “cấm săn bắn”. Chiếc túi đó giống như túi rác bị người nào đó vô tình vứt bỏ nhưng thực ra trong đó là 129 tài liệu mật của Hải quân Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, ngay sau khi John vừa rời khỏi chỗ để tài liệu để đi về hướng Bắc, các đặc vụ FBI đã lao tới nhặt lấy chiếc túi đó. Vì thế khi Tkachenko tới, ông này không lấy được tài liệu và nghĩ rằng John đã bỏ lỡ cuộc giao dịch nên đã lái xe về đại sứ quán.

Gia đình gián điệp nước Mỹ (Kỳ cuối) - 1

Cây có biển "cấm săn bắn" - điểm giao dịch của John Walker

Trong khi đó, do không biết chuyện gì xảy ra nên sau khi chờ 1 khoảng thời gian đủ để Tkachenko lấy tài liệu và để lại tiền, John quay lại chỗ cây “cấm săn bắn” để kiểm tra xem Tkachenko đã nhận được tập tài liệu chưa. Không có tiền để lại. Cũng không còn tập tài liệu. John hoảng hồn lục tung các ngõ ngách xung quanh, kiểm tra lại nhiều lần nhưng vẫn không thấy dấu vết gì nên đành quay về khách sạn Ramada Inn để nghỉ. Ban đầu John nghĩ rằng có thể FBI đã phát hiện ra mọi việc nhưng sau đó lại tự trấn an rằng, nếu FBI phát hiện chắc hẳn họ đã bắt giữ mình ngay tại địa điểm giao dịch. Cũng như John, vị thư ký của đại sứ quán Liên Xô nghĩ rằng do một trục trặc nào đó mà giao dịch bất thành chứ hoàn toàn không nghĩ rằng cả John Walker đã bị lộ.

Đang khi John ngồi ở khách sạn lo lắng về những gì xảy ra thì điện thoại trong phòng reo. Lúc đó đồng hồ đã báo sang ngày mới, 3h30 ngày 20/5/1985. Giọng nói của lễ tân thông báo xe của John bị ai đó phá hỏng và mời ông xuống kiểm tra. John xuống và cảm thấy yên tâm vì không nhìn thấy xe cảnh sát nào tại đó. Quay lại phòng, điều đầu tiên ông làm là đốt một vài phong bì của KGB đưa ông một vài tháng trước, trong đó chỉ dẫn những địa điểm giao dịch cho thời gian tới. John tìm cách giấy các chỉ dẫn này.”Phòng 763 là một phòng nghỉ hạng cao nên tốt nhất là giấu ở ngoài phòng” John nghĩ.

Gia đình gián điệp nước Mỹ (Kỳ cuối) - 2

Arthur khi tra tay vào còng.

Nhưng khi mở cửa ra ngoài tìm nơi giấu tài liệu, John đã bị FBI xông vào bắt giữ về tội bán tài liệu mật quốc phòng cho nước ngoài.

Cậu con trai Michael lúc này đang phục vụ trong hải quân tại cảng Israeli ở Haifa. Tổng tư lệnh ở đây đã nhận được tin John Walker bị bắt, đồng thời cũng được báo rằng Michael Walker cũng là thành viên trong nhóm gián điệp cho FBI. Ngay lập tức, cậu con trai của kẻ phản bội cũng bị bắt. Tra tay vào còng trong nước mắt, cậu đã nhận tội.

Trở lại Norfolk, nơi 4 đặc vụ FBI cũng bắt giữ Arthur tại nhà riêng. Đầu tiên, ông này luôn miệng chối tội nhưng khi trải qua cuộc kiểm tra nói dối, ông đã không thể vượt qua. Cuối cùng, Arthur cũng thú nhận tất cả với FBI.

2 đặc vụ FBI khám xét nhà riêng và tìm ra một ổ đĩa chứa đầy các tài liệu và bằng chứng chứng tỏ Arthur là một gián điệp. 

Vợ của John, Barbara đã gần như ngất lịm khi nghe tin cậu con trai Michael cũng liên quan và đã bị bắt. Cô khăng khăng rằng mình không hề có bằng chứng con trai có liên quan tới phi vụ này.

Trong quá trình điều tra vụ án, John đã thể hiện sự hối hận bằng việc đưa Whitworth ra ánh sáng đồng thời cung cấp tất cả những thông tin cần thiết để chính phủ có thể có phương thức đối phó với những thiệt hại do các thông tin bị mất gây ra. Đổi lại, chính phủ đồng ý giảm án cho Michael. Trong khi tất cả các gián điệp khác từ trước tới nay đều bị án chung thân, Michael chỉ bị kết án 25 năm tù. Anh được ân xá vào tháng 2/2000 khi 37 tuổi sau 15 năm bị giam trong tù.

Whitworth lĩnh... 365 năm tù giam và chịu phạt 410.000 đô la. Hiện Whitworth đang bị giam giữ tại nhà tù Penitentiary, Atwater, một nhà tù liên bang có an ninh cao ở California.

John Walker bị kết án chung thân vì những gì đã gây ra. Ông hiện đang bị giam giữ tại nhà tù Butner, Bắc Carolina và được cho là đang bị bệnh tiểu đường và ung thu họng. Dự tính John sẽ được ân xá vào 20/5/2015. Nếu đúng như vậy thì vào thời điểm ân xá, ông đã ở tù được 30 năm.

Những thiệt hại mà John Walker đã gây ra dù vô hình nhưng vô cùng lớn lao. Cho tới ngày nay, chính phủ đã phải giành gần 1 tỷ đô la để thay thế các mật mã trong ngành Hải quân cũng như các ngành khác đã bị gia đình nhà John ăn cắp tài liệu và bán cho KGB.

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên1 5 6 7 89

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Tân (Theo Trutv) ([Tên nguồn])
Gia đình gián điệp nước Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN