Tiểu thương, lái thuyền chùa Hương tất bật hốt bạc mùa lễ hội, phục hồi doanh thu “khủng”

Chùa Hương mở cửa đón khách trở lại ngày 13/3 tạo cơ hội cho nhiều tiểu thương, lái thuyền ở đây mang về nguồn thu khủng. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, ban quan lý lễ hội đã hỗ trợ tiền thu mặt bằng, bến bãi theo mùa vụ tạo động lực cho người dân buôn bán, hoạt động trở lại.

Lễ hội chùa Hương thường được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, kéo dài đến tháng 3 (âm lịch). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, UBND huyện Mỹ Đức đã quyết định dừng tổ chức Lễ hội Chùa Hương năm 2021 đến ngày 13/3 đã chính thức mở cửa trở lại.

Việc chùa Hương được “khai hội” không chỉ là tin vui của du khách thập phương mà hàng trăm lái thuyền, tiểu thương kinh doanh tại đây cũng phấn khởi, vui mừng. Sau thời gian dài “mất việc” do Covid-19, đây là thời điểm họ kỳ vọng sẽ lập lại được thu nhập “khủng” như mọi năm.

Tiểu thương chùa Hương bước vào mùa lễ hội muộn do ảnh hưởng của Covid-19.

Tiểu thương chùa Hương bước vào mùa lễ hội muộn do ảnh hưởng của Covid-19.

Trong một tuần đầu mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh diễn ra tương đối ổn định.

Trong một tuần đầu mở cửa trở lại, hoạt động kinh doanh diễn ra tương đối ổn định.

Thông thường, một “vụ” kinh doanh ở chùa Hương diễn ra trong khoảng 3 tháng, từ tháng 1 – tháng 3 âm lịch. Trong đó, cao điểm nhất vào tháng 1 âm lịch. Theo đó, một số loại hinh kinh doanh được cho là “hốt bạc” ở chùa Hương như: Lái thuyền; viết sớ, bán đồ lễ, bán nước; đồ ăn vặt…

Anh Nguyễn Văn Chất (39 tuổi) – chủ một kì-ốt kinh doanh ở chùa Hương cho biết: “Hàng năm tôi mở cửa bán hàng xuyên Tết phục vụ bà con đi lễ chùa, nhưng từ năm ngoái đến năm nay ảnh hưởng của Covid-19 nên phải đóng cửa dài hạn, tới giờ mới được mở. Hy vọng kiếm thêm thu nhập nhưng không biết có được như mọi năm không vì thời điểm này nhiều người bận đi làm, ít đi lễ chùa.”

Anh Chất làm nghề viết sớ, sắp lễ cúng ở chùa Hương hơn 10 năm, cửa hàng của anh nằm ở vị trí trung tâm, là một trong những ki-ót có tiền thuê đắt đỏ nhất. Theo anh Chất, hàng năm vị trí này thuê hết 350 triệu/vụ (3 tháng) với diện tích mặt bằng khoảng 16m2. Thông thường có 2 – 3 nhà cùng thuê chung 1 ki-ốt.

Việc được hỗ trợ tiền thuê địa điểm, bến bãi đã giảm bớt phần lớn gánh nặng cho các hộ kinh doanh và lái thuyền ở đây.

Việc được hỗ trợ tiền thuê địa điểm, bến bãi đã giảm bớt phần lớn gánh nặng cho các hộ kinh doanh và lái thuyền ở đây.

Theo ông Nguyễn Bá Hiển – Trưởng ban quản lý khu di tích thắng cảnh chùa Hương: Ban quản lý sẽ hết sức tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, lái thuyền tại chùa Hương phục hồi kinh tế sau thời gian dài nghỉ dịch. Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất của mùa lễ hội năm nay vẫn là đảm bảo an toàn về y tế cho toàn bộ người dân, du khách…

Theo ông Nguyễn Bá Hiển – Trưởng ban quản lý khu di tích thắng cảnh chùa Hương: Ban quản lý sẽ hết sức tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh, lái thuyền tại chùa Hương phục hồi kinh tế sau thời gian dài nghỉ dịch. Tuy nhiên, yêu cầu quan trọng nhất của mùa lễ hội năm nay vẫn là đảm bảo an toàn về y tế cho toàn bộ người dân, du khách…

Tiền thuê ki-ốt ở chùa Hương được định giá theo vị trí, những điểm càng trung tâm, càng đông khách giá càng cao. Cùng có diện tích khoảng 16 – 20m2 như ki-ốt của anh Chất, nhưng những ki-ốt nằm gần động Hương Tích lại có giả rẻ hơn nhiều, chỉ khoảng 35 triệu/vụ (3 tháng).

Từ Tết năm ngoái, chùa Hương đóng cửa từ mùng 4 Tết, đến tận thời điểm hiện tại mới hoạt động trở lại nên năm nay, ban quản lý lễ hội hỗ trợ các tiểu thương, lái thuyền không mất tiền thuê mặt bằng, bến bãi.

Nhờ giảm bớt gánh nặng tiền thuê ki-ốt, anh Chất yên tâm hơn trong việc kinh doanh. Dù mùa lễ hội năm nay lượng khách giảm, mỗi ngày chỉ viết được từ vài chục đến hơn 100 chiếc sớ (mỗi sớ khoảng 80.000 đồng tùy loại) nhưng tính tổng thu nhập vẫn ở mức ổn định.

Nhiều đoàn khách đi hành hương từ tờ mờ sáng.

Nhiều đoàn khách đi hành hương từ tờ mờ sáng.

Trung bình mỗi khách phải trả từ 100.000 – 130.000 đồng/người, hoặc trả theo chuyến khoảng 500.000 – 1 triệu đồng/chuyến.

Trung bình mỗi khách phải trả từ 100.000 – 130.000 đồng/người, hoặc trả theo chuyến khoảng 500.000 – 1 triệu đồng/chuyến.

Giống như anh Chất, cô Hương (48 tuổi) – một lái thuyền ở chùa Hương cũng được hỗ trợ tiền bến bãi nên chở được khách chuyến nào là “bỏ túi” toàn bộ số tiền chuyến đó. Trung bình mỗi thuyền từ 500.000 – 1 triệu tùy số lượng khách.

Vào dịp cao điểm, cô Hương chở được 2 – 3 chuyến/thuyền/ngày, nhà cô có tổng 3 chiếc thuyền. Nếu đều khách, mỗi vụ cô có thể thu về khoảng 30 – 40 triệu/vụ (3 tháng).

Cô Hương đã làm lái thuyền ở chùa Hương gần 20 năm, một ngày làm việc của cô bắt đầu từ 4 giờ sáng đến khoảng 9 giờ tối, hoặc có khi là nửa đêm từ 12 giờ đến 2 giờ nếu có khách cô cũng chở. Trong gần một tuần đầu mở cửa trở lại, cô chở được khoảng 2 chuyến/ngày.

“Những tháng khác trong năm nếu không lái thuyền ở chùa Hương, tôi đi làm thuê rồi ở nhà làm nương rẫy, nuôi tằm phụ chồng. Mùa lễ hội dù chỉ 3 tháng nhưng tôi có thể nói là “làm một vụ ăn cả năm” vì kiếm tốt hơn hẳn những công việc khác. Năm nay, nghỉ mất hơn 1 tháng lại đúng vào tháng chính nên gia đình tôi loay hoay về kinh tế một thời gian dài. Giờ may quá đã được đi làm lại.” – Cô Hương chia sẻ.

Bên cạnh đó, mùa lễ hội năm nay, mọi hoạt động kinh doanh, buôn bán ở chùa Hương đều phải tuân thủ theo nguyên tắc về phòng chống dịch bệnh Covid-19 để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình du khách hành hương.

Nguồn: [Link nguồn]

99% giao dịch ảo, Công an cảnh báo nguy cơ “sập bẫy” lan tiền tỷ

Thời gian gần đây, thị trường mua bán, trao đổi hoa lan đột biến gen ngày càng nóng lên, trong đó có nhiều cuộc giao dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thanh Thúy ([Tên nguồn])
Tác động của dịch Covid-19 đến kinh tế Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN