Loại bánh truyền thống của Trung Quốc, dân Việt đua nhau mua về cúng Tết

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Dù chưa đến Tết, những mâm bánh có hình cá chép – món bánh truyền thống của người Hoa thường được cúng dịp Tết đã được nhiều người Việt đặt hàng.

Trên mạng xã hội, người dùng sẽ thấy hàng loạt các bài đăng rao bán món bánh Tổ hình cá chép để phục vụ Tết. Người bán giới thiệu loại bánh này là món bánh truyền thống của người Hoa, thường được thờ cúng trong những ngày Tết. Theo quan niệm người Hoa, loại bánh này bày tỏ lòng thành kính, cầu mong mọi điều an lành, vạn sự hanh thông đến với gia đình trong năm mới.

Bánh Tổ hình cá chép, hình thỏi vàng thường phải đặt trước mới có.

Bánh Tổ hình cá chép, hình thỏi vàng thường phải đặt trước mới có.

“Bánh Tổ hình cá chép được bày bán trên thị trường đều làm ở nước ta, nguyên liệu là bột nếp và nước đường vàng. Sau khi cho vào khuôn thành hình, người làm sẽ đem đi hấp chín và bán cho khách”, chị Vy Phạm (Quận 5, TP.HCM) cho hay.

Theo chị, loại bánh này được người trong nam ưa thích và đặt mua nhiều hơn. Còn ngoài bắc, bánh Tổ hình cá chép chưa được nhiều người biết đến nên đặt mua khá hạn chế. “Mỗi năm, tôi bán được khoảng vài trăm chiếc bánh loại này. Càng về gần Tết, bánh Tổ “cháy” hàng nên khách đều phải đặt trước mới có”, chị nói.

Chị Vy cho biết bánh nhìn rất đẹp mắt vì có màu vàng xen lẫn màu đỏ, nhiều khách hàng tò mò và thích thú cũng đặt mua. Loại bánh này có thể để bên ngoài được 15 ngày, khi ăn sẽ cắt lát rồi đem chiên giòn, ăn dẻo rất ngon miệng.

Người bán cho rằng bánh này được người Việt làm chứ không phải nhập khẩu từ bên Trung Quốc về.

Người bán cho rằng bánh này được người Việt làm chứ không phải nhập khẩu từ bên Trung Quốc về.

Tương tự, chị Hồng Anh, một người bán hàng online ở Hà Nội, cũng cho biết khá nhiều khách ở miền bắc đặt hàng loại bánh này để cúng Tết ông Công, ông Táo. “Tôi chỉ nhận các đơn đặt tời 20/12 âm lịch, còn những ngày sau sẽ dành cho việc vận chuyển và giao hàng cho khách”, chị nói.

Bánh đều được nhập từ trong miền nam nên chỉ ai đặt trước mới nhập về. Và bánh cũng chỉ bảo quản được ngắn ngày, việc đặt trước sẽ đảm bảo được hàng mới sản xuất ra, còn nhiều thời gian sử dụng. Người dùng có thể thờ cúng xong và để ăn dần.

Chị chia sẻ thêm: “Sau khi cúng, mọi người có thể cắt miếng mỏng chừng 1cm và chiên lên, càng để lâu càng vàng. Ngoài ra, miếng bánh này có thể nhúng vào trứng gà đánh tan và chiên lên để ăn cũng khá ngon, hoặc sử dụng hấp lên cho nóng là ăn được”.

Theo tìm hiểu, món bánh này đã xuất hiện và bày bán nhiều trên thị trường khoảng 3-4 năm trở lại đây. Bánh được nặn hình cá chép, đồng tiền màu vàng ánh rất đẹp mắt, được đặt trong những mâm bánh bằng giấy nhẹ, phía trên có chữ Trung Quốc.

Mỗi mâm bánh sẽ có giá bán khác nhau, dao động từ 220.000 – 300.000 đồng/mâm, tùy thuộc vào số lượng và kích cỡ. Theo đó, mâm bánh hình cá chép được mọi người đặt mua cho dịp cúng ông Công, ông Táo nhiều hơn. Còn những mâm bánh hình thỏi vàng thường được đặt mua để cúng những ngày Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, một số người mua cho rằng bánh không có ghi xuất xứ rõ ràng nên không dám ăn. Dù món bánh nhìn khá bắt mắt, nhưng họ chỉ mua về thờ cúng cho đẹp chứ không có ý định ăn.

Nguồn: [Link nguồn]

Lác mắt với mâm cỗ ngày Tết toàn hải sản ngoại của giới đại gia

Ăn hải sản nhập ngoại hiện đang là "mốt" của giới nhà giàu dù giá cả rất đắt đỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN