Khám phá chợ côn trùng lớn nhất Tây Bắc, bày bán đủ các đặc sản núi rừng

Sự kiện: Dạo chợ

Hàng chục loại côn trùng độc đáo, nhiều người tưởng như không ăn được lại trở thành đặc sản, được bày bán la liệt tại khu chợ này, thậm chí có loại lên tới 400-500 nghìn đồng/kg.

Nằm cạnh Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Hát (Mai Sơn, Sơn La), chợ Nà Si được coi là chợ côn trùng lớn nhất Tây Bắc. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nằm cạnh Quốc lộ 6, thuộc địa phận xã Hát (Mai Sơn, Sơn La), chợ Nà Si được coi là chợ côn trùng lớn nhất Tây Bắc. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Hàng chục loại côn trùng được người dân nơi đây tự tay vào rừng đánh bắt rồi mang ra chợ bán trong ngày như châu chấu, dế mèn, ve sầu, sâu tre, nhộng cọ, trứng kiến đến nhái bén… (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Hàng chục loại côn trùng được người dân nơi đây tự tay vào rừng đánh bắt rồi mang ra chợ bán trong ngày như châu chấu, dế mèn, ve sầu, sâu tre, nhộng cọ, trứng kiến đến nhái bén… (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Khu chợ này đặc biệt chỉ họp từ 11-19 giờ hàng ngày do buổi sáng người dân vào rừng bắt châu chấu, bọ xít, sâu tre, lên nương đào dế mèn, bắt nhái bén rồi mang luôn ra chợ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Khu chợ này đặc biệt chỉ họp từ 11-19 giờ hàng ngày do buổi sáng người dân vào rừng bắt châu chấu, bọ xít, sâu tre, lên nương đào dế mèn, bắt nhái bén rồi mang luôn ra chợ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Côn trùng được đựng trong rổ hoặc chậu, được bán theo con hoặc theo cân. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Côn trùng được đựng trong rổ hoặc chậu, được bán theo con hoặc theo cân. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Người bán chủ yếu là người đồng bào dân tộc Thái ở các bản, các xã lân cận với nụ cười hiền hậu mỗi khi nhìn thấy khách đến mua hàng. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Người bán chủ yếu là người đồng bào dân tộc Thái ở các bản, các xã lân cận với nụ cười hiền hậu mỗi khi nhìn thấy khách đến mua hàng. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Chị Lò Thị Hồng, người bán hàng ở chợ cho biết, khách đến mua côn trùng chủ yếu là người dân xung quanh và khách du lịch. Khai thác côn trùng là công việc mang lại thu nhập cao cho gia đình chị và nhiều gia đình trong bản những lúc nhàn rỗi. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Chị Lò Thị Hồng, người bán hàng ở chợ cho biết, khách đến mua côn trùng chủ yếu là người dân xung quanh và khách du lịch. Khai thác côn trùng là công việc mang lại thu nhập cao cho gia đình chị và nhiều gia đình trong bản những lúc nhàn rỗi. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Những con nhộng cọ tròn vo, béo ngậy có giá từ 300-350 nghìn đồng/kg, ngon nhất là mang nướng, rán hoặc xào với măng chua. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Những con nhộng cọ tròn vo, béo ngậy có giá từ 300-350 nghìn đồng/kg, ngon nhất là mang nướng, rán hoặc xào với măng chua. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Sâu tre trắng muốt, dài bằng 2 đốt ngón tay, có giá từ 400-500 nghìn đồng/kg. Loại côn trùng này sống trong cây tre, được chế biến thành món chiên hoặc hấp, chấm cùng nước măng chua. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Sâu tre trắng muốt, dài bằng 2 đốt ngón tay, có giá từ 400-500 nghìn đồng/kg. Loại côn trùng này sống trong cây tre, được chế biến thành món chiên hoặc hấp, chấm cùng nước măng chua. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Dế mèn tươi sống được bán theo con với giá từ 2-3 nghìn đồng/con hoặc 350 nghìn đồng/kg đã làm sạch. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Dế mèn tươi sống được bán theo con với giá từ 2-3 nghìn đồng/con hoặc 350 nghìn đồng/kg đã làm sạch. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Ve sầu non có giá từ 200-250 nghìn đồng/kg. Loại côn trùng này chủ yếu bắt vào ban đêm, khi ve chui lên từ đất để lột xác. Để ve không mọc cánh và già, người dân phải ngâm vào nước muối loãng rồi mang ra chợ bán. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Ve sầu non có giá từ 200-250 nghìn đồng/kg. Loại côn trùng này chủ yếu bắt vào ban đêm, khi ve chui lên từ đất để lột xác. Để ve không mọc cánh và già, người dân phải ngâm vào nước muối loãng rồi mang ra chợ bán. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nhái sông, nhái đồng có thể chế biến được nhiều món ngon như chiên, nướng, xào măng… (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nhái sông, nhái đồng có thể chế biến được nhiều món ngon như chiên, nướng, xào măng… (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Ốc núi có giá 70 nghìn đồng/kg, đây là loại ốc ăn lá thuốc nên thơm mùi thuốc bắc, rất tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Ốc núi có giá 70 nghìn đồng/kg, đây là loại ốc ăn lá thuốc nên thơm mùi thuốc bắc, rất tốt cho sức khoẻ. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Trứng kiến chỉ có từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, có giá từ 200-250 nghìn đồng/kg. Có thể chế biến được nhiều món như trứng kiến gói lá chuối nướng, nấu canh lá lốt, đồ xôi, làm bánh… (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Trứng kiến chỉ có từ tháng 4 đến tháng 7 hàng năm, có giá từ 200-250 nghìn đồng/kg. Có thể chế biến được nhiều món như trứng kiến gói lá chuối nướng, nấu canh lá lốt, đồ xôi, làm bánh… (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Món bọ xít non được dân nhậu rất thích, có người đặt vài kg một lúc với giá 200 nghìn đồng/kg về rang lá chanh làm mồi nhậu. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Món bọ xít non được dân nhậu rất thích, có người đặt vài kg một lúc với giá 200 nghìn đồng/kg về rang lá chanh làm mồi nhậu. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Đến Sơn La, tìm đến chợ Nà Si, không chỉ thấy hàng chục loại côn trùng độc đáo được bày bán mà còn có rất nhiều loại rau rừng, quả rừng đặc biệt như rau bò khai, rau rớn, quả núc nác, quả cà đắng…. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Đến Sơn La, tìm đến chợ Nà Si, không chỉ thấy hàng chục loại côn trùng độc đáo được bày bán mà còn có rất nhiều loại rau rừng, quả rừng đặc biệt như rau bò khai, rau rớn, quả núc nác, quả cà đắng…. (Ảnh: Bước chân vùng cao).

Nguồn: [Link nguồn]

Xăng giảm giá, hàng tiêu dùng vẫn neo cao, vừa ra đến chợ đã sợ hết tiền

“Trước đây ra chợ, hầu như tôi lấy hết những món mình cần rồi thanh toán cả thể nhưng bây giờ phải “muối mặt” hỏi giá từng thứ, nâng lên đặt xuống mấy lần mới...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Huệ ([Tên nguồn])
Dạo chợ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN