Đem quả cà đi ủ hơn nửa năm, bán 50.000 đồng/quả vẫn “cháy” hàng

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Quả cà sẽ được ủ trong thời gian rất dài, thấp nhất là nửa năm, trải qua rất nhiều công đoạn mới được bán ra thị trường. Giá cả đắt đỏ nhưng luôn trong tình trạng “cháy” hàng.

Anh Đỗ Trường (Tam Hiệp, Phúc Thọ, Hà Nội), một thành viên trong gia đình làm nghề cà dầm tương truyền thống, cho biết sản phẩm này mấy năm trở lại đây mới được nhiều người tìm mua, còn trước đây cà dầm tương ít người biết đến.

“Mấy năm trở lại đây, cà dầm tương bỗng được săn lùng, giá bán đến 50.000 đồng/quả vẫn không đủ hàng. Khách chủ yếu là những người có tiền, thích tìm đến những món truyền thống”, anh nói.

Cà bát được ngâm vào tương và để trong vòng hơn 6 tháng mới ăn được.

Cà bát được ngâm vào tương và để trong vòng hơn 6 tháng mới ăn được.

Anh cho biết món cà dầm tương có từ rất lâu đời ở làng quê anh. Riêng nhà anh, món ăn này được làm từ thời các cụ, anh là đời thứ mấy tiếp nối truyền thống cũng không rõ.

Theo anh, món ăn này làm từ cà bát, loại cà có kích thước lớn và được chọn lựa khá kỹ càng. Những người làm cà dầm tương thường chọn những quả cà thu hoạch lứa 1, vì lúc này quả không bị già, kích thước lớn, trọng lượng tầm 300 – 400 gram/quả, ăn ngon hơn các lứa thu hoạch sau.

Để làm thành phẩm, cà bát phải trải qua rất nhiều công đoạn mới ăn được. “Cà được hái về sẽ đem ướp muối như bình thường, để nó chín rồi vứt bỏ lớp muối, cho vào tương ngâm trên 6 tháng.  Người làm cũng cần chú ý phải thay tương theo từng giai đoạn, không thay tương sẽ có mùi và làm hỏng món ăn”, anh Trường chia sẻ thêm.

Cà dầm tương được bán theo quả với giá 50.000 đồng.

Cà dầm tương được bán theo quả với giá 50.000 đồng.

Anh khẳng định món ăn này khá khó làm, đòi hỏi phải có kinh nghiệm mới làm thành công, thậm chí người có kinh nghiệm làm vẫn bị hỏng, cà bị nát hoặc tương có mùi.

Khi làm cà dầm tương, anh cũng phải theo dõi thường xuyên nên không thể làm số lượng lớn để bán được. Anh cho biết làm món ăn này bán ra cần chất lượng nên anh chỉ làm số lượng vừa đủ, nhưng năm nào cũng không có đủ để bán.

“Cà dầm tương càng để càng ngon. Vào khoảng tháng 1-3 Dương lịch, tôi bắt đầu đi mua cà về làm, khoảng tháng 10 là có thể ăn được. Nhưng để ăn ngon, cà phải được ngâm tương trên 1 năm”, anh chia sẻ thêm.

Loại cà này khó ăn nên không phải ai cũng thấy ngon khi thưởng thức.

Loại cà này khó ăn nên không phải ai cũng thấy ngon khi thưởng thức.

Không chỉ khó làm, món ăn này còn rất kén người ăn. Anh cho hay: “Món ăn này đặc sản nhưng hơi khó ăn, người dùng phải biết ăn mới thấy nó ngon. Còn không, họ sẽ thấy nó mặn, chát. Thông thường, cà phải được thái mỏng, cho giấm, đường, ớt hoặc tỏi để giảm độ mặn. Cách thưởng thức này mới cảm nhận được vị ngon của món ăn. Còn nếu thái và ăn như cà bình thường, khó ai có thể ăn được”.

Với loại cà này, anh thường bán theo quả, mỗi quả đều có giá 50.000 đồng. Và thời điểm cháy hàng nhiều nhất sẽ là dịp Tết. “Năm nào cà dầm tương cũng không đủ để bán nhưng tôi không muốn mở rộng vì sợ ảnh hưởng tới chất lượng”, anh chia sẻ.

Cám gạo chỉ để cho lợn ăn, giờ thành đặc sản 4 triệu/kg đặt trước cả tuần mới có

Một số món ăn là đặc sản được bán giá cao bây giờ lại từng là thứ phế phẩm vứt đi, không ai sử dụng một thời.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Anh Thư ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN