Đem lá cây về làm kiểu này, người phụ nữ bán giá lên đến 5 triệu đồng/chiếc

Sự kiện: Đắt - Độc - Lạ

Những chiếc lá được người phụ nữ này biến tấu theo cách riêng, có chiếc bán giá lên đến hơn 5 triệu đồng.

Sinh ra và lớn lên ở làng nghề thêu tay truyền thống Vũ Thư (Thái Bình), chị Quản Thị Cúc đã được tiếp xúc và biết về nghề này từ nhỏ. Ngay từ bé, chị đã biết thêu và khoảng 9-10 tuổi, chị có thể tự mình hoàn thiện một tác phẩm. Nhưng khi lớn lên, chị không theo nghề truyền thống này mà lựa chọn một con đường khác.

Sau này, khi gặp biến cố lớn trong cuộc sống, gánh nặng về kinh tế để nuôi con nhỏ cũng như gánh nặng về mặt tinh thần khi phải đối mặt với căn bệnh trầm cảm ngày một nặng đã khiến chị quyết tâm quay lại với cái nghề tuổi thơ ấy.

Lúc đầu, cũng như bao người thợ của làng thêu truyền thống, chị Cúc thêu tranh mang bán, nhận thêu gia công áo váy. Nhưng chị nhận ra không thể thành công nếu cứ đi theo những lối mòn. Chị mở những lớp học online đầu tiên, đã tạo nên bước thành công bước đầu. Sau đó, chị tạo ra các sản phẩm thêu tay 3D về các loại hoa, bươm bướm, chuồn chuồn…

Chị Cúc mới sáng tác nghệ thuật trên sản phẩm xương lá bồ đề.

Chị Cúc mới sáng tác nghệ thuật trên sản phẩm xương lá bồ đề.

Gần đây, chị lại sáng tác nghệ thuật trên sản phẩm xương lá bồ đề. Những chiếc lá tưởng chừng không có tác dụng ấy đã giúp chị và nhiều học viên của mình có hướng đi mới trong nghề cũng như thu nhập khả quan.

Khởi nguồn từ việc một học viên của chị đã đặt câu hỏi về việc làm thế nào để thêu được trên chiếc xương lá mỏng manh. Dù đó là vấn đề không nằm trong chương trình học nhưng chị vẫn trăn trở ngày đêm để quyết tìm ra cách giúp cho học viên tăng thêm kiến thức. Sự tìm tòi và tâm huyết với nghề đã không phụ công chị, cách thêu trên lá đã ra đời giản dị như thế….

Sản phẩm này đòi hỏi cao về kỹ năng và kỹ thuật, nếu không cẩn thận lá rất dễ rách.

Sản phẩm này đòi hỏi cao về kỹ năng và kỹ thuật, nếu không cẩn thận lá rất dễ rách.

Không nhớ chính xác là mất bao nhiêu thời gian, chị Cúc chỉ biết khoảng vài thángm, thời gian nghiên cứu, chị đã mất ngủ rất nhiều đêm chỉ để nằm suy nghĩ về cách làm và thử thêu trên lá. Số lá bị rách khi thử nghiệm cũng nhiều vô kể.

“Xương lá rất mỏng manh nên để thêu được trên lá rất khó, để thêu được đẹp lại càng khó hơn. Lên mạng tìm hiểu, tôi chưa thấy ai thực hiện việc này để học hỏi nên tự tìm cách và rèn luyện đôi tay của mình. Để thêu đẹp, có hồn như bây giờ, tôi phải khổ luyện cả một thời gian dài”, chị bộc bạch.

Để hoàn thiện một sản phẩm, chị phải dành ra từ 1 ngày đến nửa tháng.

Để hoàn thiện một sản phẩm, chị phải dành ra từ 1 ngày đến nửa tháng.

Mấy tháng gần đây, chị mới cho ra mắt thị trường dòng sản phẩm tranh thêu tay trên lá bồ đề. Bởi đó là những sản phẩm hoàn chỉnh mà chị đã ưng ý.

Để hoàn thiện một tác phẩm, chị cho biết cần phải trải qua rất nhiều công đoạn. Ban đầu, người làm cần chọn hái, rửa sạch, ngâm nước vôi trong 60 ngày để lấy xương lá. Sau đó xương lá được chải sạch giữ lại đường gân rồi đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Vì thời gian lấy xương lá lâu, hiện tại, chị đã lựa chọn đi mua lá xử lí sẵn ở hợp tác xã sinh dược.

Khi có xương lá được làm sạch và phơi khô, chị sẽ dựa trên mẫu hình của khách mong muốn để phác thảo, chọn chỉ và thêu.

Giá bán của các sản phẩm này dao động từ vài trăm đến hơn 5 triệu đồng/sản phẩm.

Giá bán của các sản phẩm này dao động từ vài trăm đến hơn 5 triệu đồng/sản phẩm.

Có những đơn hàng của chị trị giá đến cả chục triệu đồng.

Có những đơn hàng của chị trị giá đến cả chục triệu đồng.

Nói thì đơn giản, thực tế, chị phải mất cả ngày, thậm chí có những chiếc lá to, họa tiết phức tạp chị dành ra cả nửa tháng để hoàn thiện. Bởi công đoạn nào cũng khó, từ việc vẽ phác thảo đến quá trình thêu, nếu không cẩn thận sẽ làm rách lá và phải bỏ đi.

Vì bỏ ra công sức quá nhiều, chị bán giá dao động từ 400.000 đồng - hơn 5 triệu đồng/sản phẩm. Hoạ tiết thêu tay cũng theo nhiều chủ đề: Phúc Lộc Thọ, 12 con giáp, Phú Quý, cá chép vượt long môn, Bồ Tát, Phật tổ Như Lai… Những đơn hàng của chị đi đều đều, có đơn hàng người mua đặt nhiều, có giá trị hơn chục triệu đồng.

Đến nay, tuy nghề thêu tay chưa thể mang đến cho chị thu nhập quá lớn nhưng những giá trị nó mang lại còn vượt xa hơn thế rất nhiều. Nhờ sự bền bỉ, tìm tòi và quan trọng nhất là sự sáng tạo và cái tâm với nghề đã mang về cho chị hơn 2500 học viên online, gánh nặng kinh tế hầu như không còn và 2 danh hiệu "Nghệ nhân bàn tay vàng 2019" và "Nghệ nhân quốc gia 2022" để ghi nhận sự đóng góp của người nghệ nhân trẻ với nghề. Chính chị là người đã truyền lửa đam mê để làm thức dậy lòng say mê của giới trẻ đối với môn nghệ thuật truyền thống tưởng chừng đang dần mai một.

Nguồn: [Link nguồn]

Loại nhãn giá hơn 200.000 đồng/kg, chủ vườn chưa kịp rao đã bán hết

Loại nhãn này đang vào vụ thu hoạch và nhiều người đang tìm mua, giá bán lên đến hơn 200.000 đồng/kg. Chủ vườn cho biết không có đủ để bán cho khách.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thơm ([Tên nguồn])
Đắt - Độc - Lạ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN