Xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát: Cựu chủ tịch SCB nói về chiêm nghiệm từ trại giam

Bị cáo Bùi Anh Dũng khóc nói về những chiêm nghiệm của mình từ trại tạm giam.

Chiều 3-4, sau khi bị cáo Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) phát biểu, bị cáo Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Sài Gòn, SCB) là người thứ hai phát biểu lời sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án. 

Bị cáo Bùi Anh Dũng khóc, nói lời cảm ơn HĐXX, VKS và luật sư đã hỗ trợ cho bị cáo trong gần 1 tháng qua. 

Bị cáo Bùi Anh Dũng

Bị cáo Bùi Anh Dũng

Bị cáo Dũng nói từ khi bị cáo bị bắt giam đến nay đã hơn 17 tháng. Trong trại tạm giam, bị cáo rất ăn năn, hối cải. Từ đó, bị cáo đã tích cực phối hợp với cơ quan điều tra để nhanh chóng làm sáng tỏ vụ án. Bị cáo cũng đã vận động gia đình có trách nhiệm trong việc khắc phục một phần hậu quả vụ án. Năm nay, bị cáo đã 63 tuổi, bị cáo có mẹ già hơn 80 tuổi. Nhưng với mức án mà VKS luận tội, bị cáo không còn cơ hội để gặp mẹ già nữa.

Ngày mai (4-4), các bị cáo tiếp tục trình bày lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án

Ngày mai (4-4), các bị cáo tiếp tục trình bày lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án

Bị cáo xin HĐXX, VKS xem xét, cho bị cáo có cơ hội trở về đời sống xã hội, trở về với gia đình. Trong trại tạm giam, bị cáo có tâm nguyện khi trở về sẽ là một tư vấn viên, rằng "chuyện gì cũng phải xem xét có đúng pháp luật hay không". Khi ở ngoài xã hội không thấy được vấn đề này nhưng trong trại giam, bị cáo thấy được "tự do và gia đình" là hai điều quý giá nhất.

Bị cáo cũng muốn nhắn nhủ mọi người phải giữ được 2 điều quý giá nhất này.

Kết thúc phần trình bày, bị cáo Dũng xin được HĐXX xem xét mức hình phạt nhẹ nhất cho bị cáo Trương Mỹ Lan, các bạn của bị cáo tại SCB cũng như những người đang bị truy tố tại toà để tất cả đều được sớm trở về đoàn tụ với gia đình. 

Trước khi chủ tọa phiên xử thông báo kết thúc tranh luận, đại diện VKS đã đối đáp liên quan việc xác định thiệt hại vụ án. Kiểm sát viên đánh giá việc luật sư bào chữa đề nghị lấy quỹ trích lập dự phòng rủi do để trừ vào hậu quả thiệt hại là không có căn cứ vì SCB trích lập dự phòng rủi ro là hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra. Đây là nghiệp vụ ngân hàng được thực hiện theo quy định. 

VKS nhấn mạnh kết quả điều tra đã chứng minh, bị cáo Lan không hề có nguồn lực tài chính dồi dào để bảo trợ cho SCB như bị cáo và luật sư trình bày. Trước khi hợp nhất bị cáo Trương Mỹ Lan còn rất nhiều khoản nợ tại SCB, Ngân hàng Tín Nghĩa; đến khi hợp nhất, SCB xác định đây là những khoản nợ khó thu, tài sản đảm bảo có giá trị thấp. 

Bị cáo Lan sử dụng SCB như 1 công cụ tài chính, huy động tiền của dân phục vụ cho nhiều mục đích, trong đó có mục đích kinh doanh bất động sản. Đại diện VKS tiếp tục khẳng định toàn bộ tài sản bị cáo Trương Mỹ Lan đưa vào SCB là phương thức, thủ đoạn phạm tội. Việc không hoàn thiện thủ tục đối với 55% tài sản chỉ là một nội dung thể hiện đây là phương thức thủ đoạn. Đối với 45% tài sản còn lại, nếu vụ án không bị phát hiện thì bị cáo Trương Mỹ Lan có thể yêu cầu lấy ra bất cứ lúc nào.

Ngày mai (4-4), các bị cáo khác lần lượt được nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án. 

Nguồn: [Link nguồn]

TP HCM - Trong gần một giờ nói lời sau cùng, bà Lan nhiều lần khóc, nhìn nhận trách nhiệm với hậu quả xảy ra tại SCB, song vẫn cho rằng không tham ô tài sản, xin tòa xem xét.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thái - Ảnh: Hoàng Triều ([Tên nguồn])
Xét xử vụ Vạn Thịnh Phát Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN