Việt Nam sắp giám sát giao thông qua điện thoại

Năm 2016 Việt Nam có thể đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động để giám sát trực tuyến giao thông vào ứng dụng trong đời sống của người dân.

Người dân có thể biết được các tuyến đường đang ùn tắc để tránh, hoặc vị trí cây xăng, nhà hàng gần nhất… thông qua Internet hoặc điện thoại.

Việt Nam sắp giám sát giao thông qua điện thoại - 1

Thiết bị có khe gắn thẻ sim có thể giúp người dân sử dụng các ứng dụng thông qua điện thoại di động như: Báo chống trộm; tìm vị trí xe, cửa hàng, điểm đổ xăng; thiết lập cho bản thân lịch trình đường đi, biết trước được các đoạn đường đang ùn tắc để tránh…

Ngày 18.3, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tổ chức Hội nghị  ứng dụng công nghệ giám sát phương tiện giao thông trong đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại Việt Nam.

Bên lề hội nghị, tiến sĩ Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho hay: Hiện nay trên các tuyến đường cao tốc của Việt Nam đã  bắt đầu áp dụng hệ thống camera giám sát, hệ thống thu phí điện tử.

Gần đây nhất, đã áp dụng công nghệ thu phí không dừng (thu phí bằng thẻ), ngành đường sắt ứng dụng vé điện tử. Ở Thủ đô Hà Nội, đưa Trung tâm điều khiển giao thông vào hoạt động và bắt đầu ứng dụng dữ liệu từ camera giám sát để xử phạt vi phạm hành chính đối với người vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

“Hiện nay, Việt Nam chưa thể giám sát trực tuyến giao thông, cũng như chưa thể cung cấp trạng thái giao thông cho người dân thông qua những kênh như Internet, điện thoại di động. Tuy nhiên, trong năm 2016, chúng ta có thể đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động để giám sát trực tuyến giao thông vào ứng dụng trong đời sống của người dân. Trước mắt, thí điểm tại Hà Nội, sau đó mở rộng ra Đà Nẵng”, ông Hùng nói.

Tiến sĩ Hùng cho hay, nếu như người dân kích hoạt ứng dụng công nghệ giao thông vào điện thoại, ô tô của họ đi nhanh hay chậm sẽ được gửi về hệ thống. Cứ như vậy, dữ liệu của hàng triệu người đang tham gia giao thông sẽ được gửi về hệ thống  máy chủ và xử lý. Khi đó, các nhà quản lý sẽ có được trạng thái thực của giao thông cung cấp tới người dân.

Theo ông Hùng, hiện tại, Việt Nam đã có hơn 130 triệu sim điện thoại di động. Như vậy, việc đưa công nghệ sử dụng dữ liệu điện thoại di động để giám sát trực tuyến giao thông vào ứng dụng trong đời sống của người dân hoàn toàn có thể làm được.

Tại hội nghị trên, Viettel Telecom đã giới thiệu một giải pháp tối ưu hiện nay đó là sử dụng kết quả từ việc phân tích gói dữ liệu lớn qua các thiết bị giám sát hành trình và dữ liệu điện thoại trực tuyến để xây dựng các công cụ giám sát thực trạng giao thông, quản lý đèn tín hiệu, phương tiện, biển báo… Nguồn thông tin này giúp cho nhà quản lý dự báo và quy hoạch đô thị, điều hành và xử lý các vấn đề khác của giao thông.

Người dân khi muốn sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giao thông chỉ cần mua một một thiết bị có khe cắm thẻ sim. Thiết bị này sẽ được gắn vào xe. Khi thiết bị được kích hoạt, người dân sẽ có được các ứng dụng thông qua điện thoại di động như: Báo chống trộm; tìm vị trí xe, cửa hàng, điểm đổ xăng; thiết lập cho bản thân lịch trình đường đi, biết trước được các đoạn đường đang ùn tắc để tránh…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN