Vì sao Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể "nhờ" Bộ Công an giám sát dự án cao tốc Bắc - Nam?

Sự kiện: Thời sự

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đề nghị Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu tại dự án cao tốc Bắc - Nam.

Bộ Công an phối hợp Bộ GTVT

Theo nguồn tin của PV Dân Việt, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã có văn bản "nhờ" Bộ Công an phối hợp giám sát trong quá trình thực hiện các dự án thành phần một số đoạn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam sắp triển khai.

Hiện nay, dự án xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam hướng Đông giai đoạn 2017 - 2020 là dự án quan trọng quốc gia, đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Trước mắt, sẽ có 11 dự án thành phần với tổng chiều dài 654km, đi qua địa phận 13 tỉnh, gồm: Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tiền Giang, Vĩnh Long với tổng mức dầu từ khoảng 118,716 tỷ đồng.

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Quảng Trị đang được triển khai.

Dự án cao tốc Bắc - Nam đoạn qua tỉnh Quảng Trị đang được triển khai.

Trong đó có 6 dự án thành phần: Cao Bổ- Mai Sơn; Mai Sơn- QLA5; Cam Lộ- La Sơn; Vĩnh Hảo- Phan Thiết; Phan Thiết- Dầu Giây và cầu Mỹ Thuận 2 được đầu tư toàn bộ bằng nguồn vốn đầu tư công. Cùng với đó, có 5 dự án thành phần: QL45- Nghi Sơn; Nghi Sơn- Diễn Châu; Diễn Châu- Bãi Vọt; Nha Trang- Cam Lâm và Cam Lâm Vĩnh Hảo được đầu tư theo hình thức đối tác (PPP).

Trong văn bản gửi tới Bộ Công an, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, thực hiện các quyết định của Quốc hội và Chính phủ, để đảm bảo quá trình hoàn thành các dự án vào cuối năm 2022, Bộ GTVT và phối hợp với các địa phương tự động triển khai thực hiện GPMB trên 11 dự án thành phần.

Cùng với đó là triển khai thi công xây dựng đối với 03 dự án: Cao Bồ- Mai Sơn; Cam Lộ- La Sơn và cầu Mỹ Thuận 2 đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 05 dự án đầu tư theo công thức đối tác công tư PPP; Cùng với đó, Bộ GTVT đang tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu đối với 03 dự án chuyển đổi phương thức sang tư công (Mai Sơn- QL45, Vĩnh Hảo- Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây).

Để đảm bảo việc triển khai tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu: các dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc Nam phải là dự án mẫu, phòng chống thấm tham, bảo đảm chất lượng, tiến độ.

"Bộ GTVT đề nghị Bộ công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp và hỗ trợ Bộ GTVT trong quá trình triển khai thực hiện dự án, từ công tác động GPMB, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu và trong suốt quá trình thi công. Bộ GTVT sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Bộ công an trong quá trình thực hiện", văn bản do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký nêu rõ.

Chấm thầu được giám sát chặt

Được biết, sau gần 1 tháng phát hành hồ sơ mời thầu (6/8 - 4/9), 3 dự án đã bán ra lượng hồ sơ lớn chưa từng có từ trước tới nay tại các dự án giao thông. Trong đó, 9 gói thầu của hai dự án Mai Sơn - QL45 và Phan Thiết - Dầu Giây, Ban QLDA Thăng Long đã phát hành hơn 214 bộ hồ sơ cho 92 nhà thầu, còn tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết (4 gói thầu), số lượng hồ sơ mời thầu được Ban QLDA7 bán ra cũng lên tới 140 bộ cho 61 đơn vị tham gia mua.

Cao tốc Bắc - Nam đoạn La Sơn - Túy Loan.

Cao tốc Bắc - Nam đoạn La Sơn - Túy Loan.

Đến thời điểm đóng/mở thầu (4/9/2020), thống kê của Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDA7 cho thấy, 10 gói thầu có từ 3 hồ sơ dự thầu tham gia đầu thầu và 3 gói thầu có ít hơn 3 hồ sơ dự thầu tham gia đấu thầu. Ngoài một số gói thầu phát sinh tình huống buộc phải gia hạn thời điểm đóng thầu thêm 10 ngày (đóng thầu, mở thầu vào 14h00 ngày 14/9/2020), các gói thầu còn lại phù hợp quy định đã được các tổ chuyên gia đấu thầu của hai Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDDA7 tiến hành chấm thầu.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo Ban QLDA Thăng Long và Ban QLDA7 thành lập các tổ chuyên gia đấu thầu. Các thành viên trong tổ chuyên gia đấu thầu phải đảm bảo năng lực, trình độ chuyên môn; ban hành quy chế làm việc của tổ chuyên gia và áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu cựu, giám sát chặt chẽ công tác quản lý hồ sơ như lắp đặt camera, khóa niêm phong hồ sơ.

Theo đại diện Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), "Bộ đã đưa ra các tiêu chí chặt chẽ để lựa chọn được những nhà thầu có uy tín, kinh nghiệm và năng lực để thi công. Tùy theo quy mô của từng dự án mà phân chia các gói thầu phù hợp. Hồ sơ thầu đang được các Ban quản lý dự án đánh giá, chấm thầu; các đơn vị liên quan sẽ thẩm định trước khi trình Bộ GTVT phê duyệt.

Đây là những dự án quan trọng quốc gia được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc. Do đó, việc đưa ra những điều kiện, tiêu chí lựa chọn nhà thầu dự án thực hiện thật chặt chẽ và là điều khách quan.

Hiện, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo phải là dự án kiểu mẫu về chất lượng, đảm bảo tiến độ và phòng chống tham nhũng. Hơn nữa cũng đã có hơn 50 doanh nghiệp xây lắp tham gia đấu thầu mỗi hồ sơ dự thầu các nhà thầu phải đăng ký thêm các nhà thầu xây lắp phụ. "Trên thực tế số lượng doanh nghiệp có thể tham gia vào dự án là rất mở và cạnh tranh với quy mô, khối lượng công việc cụ thể sẽ có cơ hội cho các doanh nghiệp phù hợp", đại diện Bộ GTVT cho biết.

Trước đó, Ba dự án Mai Sơn - quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết được Quốc hội chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công tại kỳ họp tháng 6 vừa qua. Sau khi lựa chọn nhà thầu, mỗi dự án sẽ khởi công một gói thầu vào cuối tháng 9, dự kiến hoàn thành trong năm 2022.

Nguồn: [Link nguồn]

Cao tốc Bắc - Nam: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trình gì tới Quốc hội?

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, sau hơn 2 năm triển khai, việc huy động tín dụng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hiếu ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN