Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu

Sự kiện: Lễ hội

Lễ hội rước vua giả ở đền Sái (Đông Anh, Hà Nội) là một lễ hội rất độc đáo và ý nghĩa tổ chức vào ngày 11 tháng Giêng âm lịch.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 1

Ngày 11/1 âm lịch hàng năm, tại làng Thụy Lôi (Đông Anh, Hà Nội) diễn ra lễ hội đền Sái với sự tham gia của đông đảo dân làng và du khách thập phương. Lễ hội bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp thành. Thế nhưng ma gà trắng (Bạch Kê Tinh) giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời nên thành đắp mãi không xong.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 2

Nhờ thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt Bạch Kê Tinh nên An Dương Vương mới xây xong thành.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 3

Từ đó, thần Trấn Vũ được thờ trên đền Sái - ngôi đền nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 4

Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 5

 Năm nay, ông Ngô Tiên Tương (71 tuổi) được Ban tổ chức chọn làm Vua.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 6

Dẫn đầu đoàn rước là màn múa quạt của các bà, các cô vô cùng uyển chuyển và bắt mắt.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 7

Năm nay nhân vật hóa vai Chúa là ông Nguyễn Văn Tâm (70 tuổi).

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 8

 Ở mỗi kiệu rước Vua và Chúa là 12 thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và liên tục thay người để có thể đảm bảo nâng kiệu, hô vang hay chạy nước đại.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 9

Kiệu rước Vua di chuyển nhẹ nhàng cùng đoàn dài kèn trống vây quanh múa rước.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 10

"Vua" loay hoay gỡ mũ khỏi những chiếc ô vàng do gió cuốn mắc dây ô vào mũ.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 11

Bên cạnh vua và chúa, lễ hội còn tổ chức rước 4 vị quan đại thần cùng các thê thiếp, con cháu của họ.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 12

Những vị quan này được rước bằng kiệu võng sau cùng của đoàn.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 13

Những màn nâng kiệu tạo không khí vui tươi suốt dọc đường đi. Các em nhỏ háo hức với lễ hội.

Về đền Sái xem chúa vung tiền, vua đi kiệu - 14

Lễ rước vua giả đền Sái nhắc nhở con cháu nhớ về một thời kỳ dựng nước của dân tộc – thời kỳ An Dương Vương cùng các quan và nhân dân đồng lòng xây dựng Loa Thành, chống lại thiên tai, địch họa. Việc vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả để tránh hao phí tiền của, công sức của nhân dân là một kinh nghiệm quý báu cho con cháu noi theo thực hành tiết kiệm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo HOÀNG MẠNH THẮNG (Tiền Phong)
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN