Tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội hiện ra sao?

Sự kiện: Tin Hà Nội

Được triển khai thí điểm trong suốt một thời gian dài, tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn (Thanh Xuân, Hà Nội) đã không đạt được như kỳ vọng ban đầu. Theo chuyên gia kiến trúc và quy hoạch, dự án thí điểm này ngay từ đầu đã bộc lộ nhiều bất cập.

Tuyến phố kiểu mẫu không như kỳ vọng

Được kỳ vọng sẽ mạng lại sự khang trang, văn minh đô thị, năm 2016, Hà Nội triển khai thí điểm tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn thuộc địa bàn quận Thanh Xuân. Theo đó, lòng đường được mở rộng gấp 3 lần, vỉa hè được chỉnh trang, nhiều cây xanh được trồng thêm, và đặc biệt là sự đồng bộ của những biển hiệu quảng cáo với 3 màu: xanh, đỏ, trắng.

Sau 8 năm triển khai, hiện nay, tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn ngày càng trở nên nhếch nhác, lộn xộn, chẳng khác gì so với nhiều tuyến phố khác của Hà Nội.

Chị Đỗ Thị Bích Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: "Tôi cũng biết đến tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn. Bởi vì, khi mới triển khai, đi qua tuyến phố này, thấy những biển hiệu quảng cáo đồng bộ kích thước, thiết kế đơn giản, nhỏ gọn với 3 màu (xanh, đỏ, trắng) trông rất lạ mắt. Thế nhưng, dần dần, tôi không còn thấy những tấm biển quảng cáo như thế xuất hiện nữa".

Là người dân trong một con ngõ của tuyến phố Lê Trọng Tấn, anh Đoàn Ngọc Hưng cho biết: "Việc lắp đặt biển hiệu quảng cáo ở các cửa hàng cũng như sự nghiêm túc không lấn chiếm vỉa hè chỉ thực hiện được ở thời gian đầu triển khai thí điểm. Sau đó đâu lại vào đấy. Nhiều cửa hàng có người thuê mới, họ tự treo biển quảng cáo theo ý mình. Thậm chí có những cửa hàng thay biển hiệu khác vì họ không thích loại thiết kế đồng bộ".

Theo ghi nhận của phóng viên, dọc tuyến phố này, những tấm biển hiệu quảng cáo của các cửa hàng có đủ kích cỡ, màu sắc, thiết kế khác nhau. Những tấm biển được quy định theo kiểu mẫu với 3 tổng màu chủ đạo (xanh, đỏ, trắng) gần như đã biến mất.

Tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội hiện ra sao? - 1

Tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội hiện ra sao? - 2

Nhiều biển hiệu cửa hàng với màu sắc, thiết kế, kích cỡ khác nhau trên tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn.

Nhiều biển hiệu cửa hàng với màu sắc, thiết kế, kích cỡ khác nhau trên tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn.

Vỉa hè trước các cửa hàng đã được chỉnh trạng lại, thế nhưng cũng bị tận dụng đỗ xe tràn lan, hay thậm chí còn trở thành không gian phục vụ kinh doanh cho các cửa hàng, khiến cảnh quan khu vực này trở nên lộn xộn, nhếch nhác. Còn vỉa hè rộng rãi phía đối diện trở thành chỗ đỗ xe của nhiều người, hay trở thành điểm tập kết rác.

Tuyến phố kiểu mẫu đầu tiên của Hà Nội hiện ra sao? - 4

Vỉa hè bị nhiều cửa hàng lấn chiếm làm không gian phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Vỉa hè bị nhiều cửa hàng lấn chiếm làm không gian phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Vỉa hè còn bị biến thành nơi đỗ xe ô tô.

Vỉa hè còn bị biến thành nơi đỗ xe ô tô.

... hay điểm tập kết rác.

... hay điểm tập kết rác.

Bộc lộ nhiều bất cập

Nhận định về dự án thí điểm tuyến phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn, KTS Trần Huy Ánh, người có nhiều năm kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực kiến trúc và quy hoạch chia sẻ, ngay từ khi triển khai, dự án thí điểm tuyến phố này đã bộc lộ sự nghiệp dư, nhiều cảm xúc và thiếu tính chuyên nghiệp.

"Chúng ta có thể nhìn thấy ngay, một bên là đường phố có rất nhiều hoạt động, cửa hàng còn bên đối diện là bức tường. Người có kinh nghiệm, khi triển khai mở rộng, sẽ cấu trúc bên có nhiều hoạt động sẽ được ưu tiên mở rộng hơn, có thể vừa là làn đi xe đạp, đi bộ và không gian đỗ xe để đi vào cửa hàng… Phía bên kia chỉ là một hàng cây, vỉa hè nhỏ để bảo vệ bức tường đó thôi. Như vậy, vừa tạo nên sự sinh động của đường phố, vừa giúp các hạ tầng được khai thác tối ưu", KTS Ánh nói.

KTS Trần Huy Ánh.

KTS Trần Huy Ánh.

Bên cạnh đó, theo KTS Ánh, việc triển khai đồng bộ biển hiệu quảng cáo cũng thể hiện sự duy ý chí, mang tính chất thỏa mãn mục tiêu của một cá nhân nhiều hơn, không có sự nhận diện về một thành phố còn ngổn ngang, phải lấy sự tiện dụng, tiết kiệm, đa dạng trong việc tổ chức không gian đô thị là tiêu chí cần ưu tiên.

"Đồng bộ hóa các tấm biển hiệu quảng cáo cũng thể hiện sự áp đặt cứng nhắc, thiếu sự sáng tạo, tính đa dạng hóa trong thiết kế đô thị và tự do kinh doanh của các cá nhân, tổ chức theo Luật Quảng cáo, Luật Doanh nghiệp…", KTS Ánh chia sẻ.

Cũng theo các chuyên gia, chính vì sự bất cập đã dẫn đến không thống nhất các quy định, gây khó khăn cho tổ chức và quản lý của cơ quan chức năng.

Nguồn: [Link nguồn]

UBND quận Ba Đình (Tp,Hà Nội) sẽ đầu tư 30 tỷ đồng cải tạo khu vực hồ Ngọc Khánh để triển khai làm phố đi bộ vào cuối tuần nhằm phục vụ người dân, du khách.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Dương Thành ([Tên nguồn])
Tin Hà Nội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN