Triều Tiên: "Hàn Quốc quá nham hiểm"

“Vấn đề ở đây không chỉ đơn thuần liên quan đến cấp hàm của đại biểu tham dự hội đàm mà là biểu hiện của mưu đồ nham hiểm của Hàn Quốc nhằm bóp chết hội đàm giữa hai nước.”

Ngày 12/6, sau khi bất ngờ hủy bỏ hội đàm và không trả lời điện thoại trên đường dây nóng của Hàn Quốc, Triều Tiên cuối cùng cũng đã lên tiếng chỉ trích Hàn Quốc né tránh đối thoại hướng tới làm dịu căng thẳng giữa hai miền khi nói rằng Seoul cố tình phá hoại các cuộc hội đàm hòa giải dự kiến diễn ra trong tuần này.

Mục đích của các cuộc hội đàm này nhằm mở cửa lại khu công nghiệp liên Triều như một biện pháp xây dựng lòng tin giữa hai quốc gia vốn dĩ vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về lý thuyết.

Triều Tiên: "Hàn Quốc quá nham hiểm" - 1

Khu công nghiệp Kaesong vẫn "cửa đóng then cài"

Các cuộc hội đàm này bị hủy bỏ khi cả Hàn Quốc và Triều Tiên không thống nhất được cấp hàm của quan chức dẫn đầu đoàn đại biểu tham dự hội đàm ở Seoul. Theo một số nhà phân tích, những tuyên bố mới nhất này của Bình Nhưỡng cho thấy Triều Tiên có thể sẽ quay trở lại trạng thái đối đầu hơn là đối thoại.

Hồi đầu năm, Triều Tiên đã đe dọa sẽ tấn công bằng vũ khí hạt nhân và tên lửa chống lại Hàn Quốc và Mỹ sau khi Liên Hợp Quốc ban hành lệnh cấm vận vì nước này thử hạt nhân lần thứ 3.

Triều Tiên: "Hàn Quốc quá nham hiểm" - 2

Pháo binh Triều Tiên triển khai trên biên giới

Trong một tuyên bố của Ủy ban Thống nhất Hòa bình của Triều Tiên phát trên đài KCNA, Triều Tiên tuyên bố: “Vấn đề ở đây không chỉ đơn thuần liên quan đến cấp hàm của đại biểu tham dự hội đàm mà là biểu hiện của mưu đồ nham hiểm của Hàn Quốc nhằm bóp chết hội đàm giữa hai nước.”

Seoul đã đề nghị ông Kim Yang-gon, quan chức cấp cao của đảng Lao động Triều Tiên, cố vấn thân cận với nhà lãnh đạo Kim Jong-un tham dự hội đàm. Tuy nhiên Bình Nhưỡng cho rằng chức vụ của ông Kim Yang-gon là quá cao so với Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc, trưởng đoàn đại biểu của Hàn Quốc.

Triều Tiên: "Hàn Quốc quá nham hiểm" - 3

Hàn Quốc đề nghị ông Kim Yang-gon làm trưởng đoàn hội đàm

Giáo sư Yang Moo-jin thuộc Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul cho rằng: “Cuộc chiến tranh tâm lý này cho thấy sẽ không dễ dàng có bước đột phá đưa hai bên ngồi vào bàn đối thoại trong thời gian tới.” Ông Yang cho rằng việc chỉ đích danh một người cụ thể làm trưởng đoàn hội đàm có thể gây kích động ở một quốc gia trọng địa vị như Triều Tiên.

Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên thường thay đổi thái độ từ đe dọa tiến hành các hoạt động quân sự sang đàm phán nhằm thu về viện trợ, với mục tiêu lâu dài là giành được sự công nhận ngoại giao của Mỹ với tư cách là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Triều Tiên: "Hàn Quốc quá nham hiểm" - 4

Khu biên giới Hàn Quốc - Triều Tiên

Tuy nhiên, với một nền kinh tế yếu ớt và quan hệ ngoại giao hạn chế, Triều Tiên có rất ít cơ hội để đạt được sự công nhận đó, ngược lại, họ chỉ được coi là một mối đe dọa đối với an ninh khu vực với các chương trình hạt nhân và tên lửa tầm xa của mình.

Trước đó, đồng minh ngoại giao thân cận nhất của Triều Tiên là Trung Quốc đã lên tiếng hối thúc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và quay trở lại bàn đàm phán.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Thành (Theo Reuters) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN