TP.HCM lo dầm cầu đi bộ sẽ còn… rớt xuống đường

Sự kiện: An toàn giao thông

Sẽ có 10 cầu đi bộ băng ngang xa lộ Hà Nội được xây dựng.

Sáng 13-11, xe đầu kéo đang lưu thông trên xa lộ Hà Nội thì va vào dầm cầu đi bộ ở khu vực Suối Tiên khiến dầm cầu này rớt xuống, đè bẹp thùng container chở phía sau. Vụ việc không gây thương vong về người nhưng khiến dư luận thắc mắc về nguyên nhân dẫn đến sự cố và lo khi xây dựng 10 cầu đi bộ khác trên tuyến xa lộ Hà Nội thì liệu có tiếp tục xảy ra chuyện… rớt dầm cầu xuống người, xe đi đường.

Lý giải về vụ việc trên, ông Nguyễn Thành Nam, Giám đốc điều hành Công ty CP Xây dựng xa lộ Hà Nội, chủ đầu tư, cho biết do vụ việc liên quan đến nhiều thứ, nhiều công đoạn, nhiều đơn vị nên chưa thể xác định được nguyên nhân.

“Phần đường đơn vị khác thực hiện nên chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị thi công, thiết kế, giám sát kiểm tra lại toàn bộ, sau khi có số liệu chính thức mới báo cáo Sở GTVT” - ông Nam cho biết.

Nguyên cây dầm cầu đi bộ rớt xuống, đè bẹp thùng container vào sáng 13-11 trên xa lộ Hà Nội. Ảnh: TỰ SANG

Nguyên cây dầm cầu đi bộ rớt xuống, đè bẹp thùng container vào sáng 13-11 trên xa lộ Hà Nội. Ảnh: TỰ SANG

Cũng theo ông Nam, dầm cầu đi bộ này được lao lắp từ khuya 12-11 đến rạng sáng 13-11 và đúng thiết kế, tiêu chuẩn. “Cầu đi bộ nằm trong phạm vi của nút giao ĐH Quốc gia và đơn vị thi công đã thi công theo đúng thiết kế, có giám sát đầy đủ” - ông Nam nói.

Theo Công an quận Thủ Đức, vụ việc xảy ra lúc 4 giờ 40 sáng, thời điểm đó xe container 51D-364.34 do tài xế Phan Quang Hưng (35 tuổi, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) điều khiển.

Bước đầu qua khám nghiệm hiện trường, Công an quận Thủ Đức xác định xe đầu kéo chở thùng container rỗng và không có biểu hiện bị cơi nới hay độ chế sai với tiêu chuẩn thiết kế của xe.

Trong ngày 13-11 chủ đầu tư đã cho kiểm tra lại hiện trạng cầu đi bộ, đo đạc tĩnh không của cầu để xác định nguyên nhân.

Ông Nguyễn Thành Nam cho biết không loại trừ khả năng mặt đường phía dưới được nâng lên, làm thu hẹp chiều cao tĩnh không giữa mặt đường với đáy dầm cầu. Cạnh đó, mặt đường phía dưới có nhiều gờ giảm tốc, xe đầu kéo chở thùng container không tải (không có hàng bên trong) đi qua có thể bị giồng, xốc lên cao, quẹt vào đáy dầm làm cho dầm bị rớt xuống đất.

“Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại việc sau khi lao lắp dầm, đơn vị thi công, giám sát có cho đo lại chiều cao thực tế tĩnh không có đạt chuẩn 4,75 m và đã có biện pháp định vị, cố định dầm vào hệ mũ, trụ cầu chưa mà đã cho xe đi qua dưới cầu đang xây dựng” - ông Nam nói với Pháp Luật TP.HCM.

Nỗi lo từ 10 cầu đi bộ băng ngang xa lộ Hà Nội

Theo thiết kế, dọc theo tuyến xa lộ Hà Nội sẽ có khoảng 10 cầu bộ hành băng ngang để nối hai bên xa lộ với các nhà ga của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Ngày 13-11, nguồn tin từ Sở GTVT cho biết các cầu bộ hành trên sẽ được thiết kế, thi công tương tự như cầu bộ hành ở khu vực Suối Tiên, nơi vừa xảy ra vụ rớt dầm. “Vụ rớt dầm trên là bài học lớn về tổ chức thi công, giám sát và cho xe lưu thông qua khu vực đang xây dựng. Do đó, Sở GTVT phải kiểm tra, giám sát chặt việc thi công các cầu đi bộ vượt xa lộ Hà Nội sẽ được triển khai xây dựng trong thời gian tới” - vị cán bộ Sở GTVT nói. 

Nguồn: [Link nguồn]

Vụ container kéo sập dầm cầu ở Sài Gòn: Nghi ngờ tĩnh không không đảm bảo an toàn

Đại diện nhà đầu tư cho biết đơn vị đang kiểm tra, xác minh chiều cao đoạn dầm cầu bộ hành bị xe container kéo sập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TỰ SANG - LƯU ĐỨC ([Tên nguồn])
An toàn giao thông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN