Tiếp thu, điều chỉnh đề xuất xe máy phải bật đèn cả ban ngày

Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) đang gây tranh cãi khi quy định xe máy phải bật đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế suốt quá trình lưu thông trên đường; vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc cũng bị phạt.

Ông Hoàng Thế Tùng, Vụ phó Vụ An toàn giao thông, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), ban soạn thảo sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp với Việt Nam.

Trước đó, Bộ GTVT vừa đưa ra Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) để lấy ý kiến nhân dân kéo dài đến 21-6, trong đó có một số nội dung đề xuất đang gây nhiều tranh cãi như phải bật đèn xe máy cả ngày hay vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc cũng bị phạt.

Theo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), xe môtô phải bật đèn chiếu sáng cả ngày - Ảnh: Văn Duẩn

Theo Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), xe môtô phải bật đèn chiếu sáng cả ngày - Ảnh: Văn Duẩn

Cụ thể, Khoản 3, Điều 27 Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), nêu rõ: "Trong suốt cả ngày, xe môtô, xe máy, xe đạp điện, xe máy điện khi tham gia giao thông phải bật sáng đèn nhận diện được trang bị theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc phải bật sáng ít nhất một đèn chiếu sáng gần phía trước và một đèn đỏ phía sau.

Ông Hoàng Thế Tùng, Phó vụ trưởng Vụ An toàn giao thông (Bộ GTVT), cho biết quy định xe máy bật đèn cả ngày được Bộ GTVT căn cứ theo Công ước Vienna 1968 mà Việt Nam là thành viên từ năm 2014. Loại đèn được bật vào ban ngày gọi là Daytime Running Light (DRL - khác với đèn pha, cos) nhằm tăng khả năng nhận biết các phương tiện khi tham gia lưu thông trên đường, đặc biệt tại các nước châu Âu có nhiều sương mù...

Tại Việt Nam, một số dòng xe nhập về Việt Nam như Honda SH, Honda Lead, Winner X... đều đã loại bỏ công tắc đèn. Đèn nhận diện được bật bất cứ khi nào xe nổ máy. Tuy nhiên cũng có nhiều dòng xe chưa có DRL mà chỉ có 2 chế độ pha, cos.

Lãnh đạo Vụ An toàn giao thông cũng cho biết nếu các dòng xe cũ chỉ có 2 chế độ pha, cos thì ban ngày phải bật đèn cos thay cho đèn nhận diện.

Điều khoản này nếu được áp dụng sẽ tạo ra thay đổi lớn trong thói quen sử dụng đèn xe của người tham gia giao thông ở Việt Nam. Quy định hiện hành mới chỉ yêu cầu người lái xe máy bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn. Theo Điểm l, Khoản 1, Điều 6 Nghị định 100/2019/ND(-CP, xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy sẽ bị xử phạt 100.000-200.000 đồng nếu không sử dụng đèn chiếu sáng từ 19 giờ hôm trước đến 5 giờ hôm sau.

Theo ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam, Công ước Vienna 1968 về biển báo và tín hiệu đường bộ, có quy định về bật đèn chiếu sáng cả ngày đối với phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, quy định này chỉ phù hợp với các nước châu Âu, ánh sáng ban ngày không đủ, sương mù nhiều, cần bật đèn để nhận diện. Còn ở Việt Nam, một đất nước nhiệt đới với thời tiết vào mùa hè nhiệt độ luôn ở mức cao. Nếu bật đèn gây chói mắt với người điều khiển phương tiện giao thông đi ngược chiều. Việc bật đèn xe máy vào ban ngày với Việt Nam, theo ông Quyền là không cần thiết.

Ông Hoàng Thế Tùng, Vụ phó Vụ An toàn giao thông, Bộ GTVT, cho biết Việt Nam tham gia Công ước Vienna 1968 từ năm 2014. Tất cả các nước tham gia công ước đều phải tuân thủ các quy định chung. Vì thế, quan điểm xây dựng luật Giao thông đường bộ (GTĐB) sửa đổi luật GTĐB 2008, là phải nội luật hóa các luật chung của Công ước.

"Công ước áp dụng chung nên chắc chắn có những luật phù hợp với nước này nhưng không phù hợp với nước khác. Quan điểm của ban soạn thảo là đưa ra tất cả các quy định chung của Công ước, trong đó có rất nhiều nội dung chứ không riêng nội dung bật đèn xe. Trên cơ sở tiếp thu ý kiến, sẽ điều chỉnh lại cho phù hợp với Việt Nam"- ông Tùng nói.

Vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc cũng bị phạt

Bộ GTVT đề nghị phạt người vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc. Cụ thể, tại Điều 13 về tín hiệu đèn giao thông của dự luật quy định, tín hiệu đèn xanh là báo hiệu được đi, trừ trường hợp hướng định đi tới đang bị ùn tắc.

Tín hiệu đèn đỏ là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

Nếu đèn tín hiệu đặt ở giữa hoặc phía bên kia của nút giao thì không được đi vào nút giao, phải dừng lại trước vạch cho người đi bộ (nếu có).

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị phạt người vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc

Bộ Giao thông Vận tải đề nghị phạt người vượt đèn xanh tại nút giao ùn tắc

Tín hiệu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng. Trường hợp đã đi quá vạch dừng hoặc đã quá gần vạch dừng, nếu dừng lại có thể gây nguy hiểm thì được đi tiếp.

Như vậy, nếu dự thảo mới được thông qua, trong trường hợp nút giao ùn tắc, kể cả có đèn xanh các phương tiện vẫn phải dừng lại. Nếu cố vượt có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao đề xuất bắt buộc xe máy bật đèn nhận diện vào ban ngày?

Dự thảo Luật Giao thông Đường bộ (sửa đổi) đề xuất xe máy phải bật đèn nhận diện cả ban ngày, vì sao lại như vậy?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Duẩn ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN