Thủ tướng Canada vắng mặt ở đàm phán TPP do "hiểu lầm lịch trình"

Giải thích về lý do Thủ tướng Canada vắng mặt trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo về TPP, ông Champagne Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada cho biết “đó là sự hiểu lầm trong sắp xếp lịch trình vì cuộc họp song phương giữa Thủ tướng Canada với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kéo dài hơn 25 phút so với dự kiến”.

CPTPP thay cho TPP

11h ngày 11.11, Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế và Tái thiết Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì nhằm thông báo kết quả các cuộc họp của các Bộ trưởng kinh tế của 11 nước tham gia đàm phán tại Đà Nẵng từ ngày 8 - 10.11.

Tại cuộc họp báo, 2 Bộ trưởng cho hay, TPP đã được đổi thành tên Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là một hiệp định mới, thay thế cho Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng vẫn kế thừa một số điều khoản đã đạt được đồng thuận cho TPP của 11 nước tham gia đàm phán hiệp định này. 

Người chủ trì cuộc họp báo cho biết, kể từ cuộc họp ở Hà Nội ngày 21.5.2017, Thủ tướng của 11 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam đã tái khẳng định sự công bằng và tầm quan trọng kinh tế chiến lược của Hiệp định TPP, ký tại Auckland, New Zealand ngày 4.2.2016. Theo đó, việc đề cao các nguyên tắc và chuẩn mực cao là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và đóng góp vào triển vọng tăng trưởng kinh tế của các quốc gia thành viên, tạo ra các cơ hội mới cho công nhân, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Thủ tướng Canada vắng mặt ở đàm phán TPP do "hiểu lầm lịch trình" - 1

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Kinh tế Nhật Bản đồng chủ trì họp báo sáng 11.11. Ảnh: Đình Thiên.

Trong tháng 5.2017, các bộ trưởng đã giao cho các quan chức thực hiện đánh giá các phương án để thực hiện một Hiệp định toàn diện có chất lượng cao và trong những tháng gần đây, các quan chức đã đạt được một kết quả công bằng, duy trì các lợi ích quan trọng của TPP. Một số điều khoản của TPP được bảo lưu cho CPTPP trong khi đó một số điều khoản khác bị tạm dừng.

Tại buổi họp báo, 2 bộ trưởng Việt Nam và Nhật Bản còn cho biết, các bộ trưởng TPP cũng nhất trí rằng CPTPP vẫn phải duy trì chuẩn mực cao, công bằng và toàn vẹn của TPP trong khi bảo đảm lợi ích thương mại cũng như các lợi ích khác của tất cả các thành viên và duy trì quyền kết nối để hoạch định, bao gồm sự linh hoạt của các bên trong việc đưa ra các ưu tiên về pháp lý và quy định.

Ngoài ra, Bộ trưởng Toshimitsu Motegi còn cho hay, trong thỏa thuận có điều khoản mỗi bên đều có quyền duy trì, phát triển và thực hiện các chính sách văn hóa của mình. Các bộ trưởng TPP cũng cân nhắc rằng CPTPP thể hiện nguyện vọng của các bên trong việc thực hiện các kết quả của TPP.

Bên cạnh đó, các công cụ lập pháp đã đề xuất cho CPTPP cho phép các bên hành động quyết định kịp thời để đẩy cao các mục tiêu chung. Các bộ trưởng tái khẳng định rằng, CPTPP thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc mở cửa thị trương, chống bảo hộ mậu dịch và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.

Vì sao Thủ tướng Canada vắng mặt tại đàm phán TPP hôm qua?

Tại cuộc họp báo, những người chủ trì còn thông tin, trong thỏa thuận mới của Hiệp định CPTPP các bộ trưởng TPP chia sẽ quan điểm rằng phạm vi xem xét có thể được kéo dài theo các đề xuất để chỉnh sửa CPTPP. Hơn nữa, các bộ trưởng quyết định rằng tất cả các thư đề xuất trong 11 nước của TPP sẽ được duy trì trên nguyên tắc trừ khi các bên có quyết định khác.

Các bộ trưởng TPP cũng đã giao cho các quan chức tiếp tục các công việc mang tính kỹ thuật, bao gồm tiếp tục nỗ lực hoàn thành các điều khoản chưa đạt được đồng thuận, chuẩn bị văn kiện bằng tiếng Anh để phê duyệt và  thống nhất rằng mỗi quốc gia thành viên sẽ cần tiếp tục tiến trình trong nước của mình, bao gồm cả việc tham vấn công chúng trước khi ký tham gia, thông tin tại buổi họp báo.

Để có được kết quả trên, đến 22h đêm hôm qua các Bộ trưởng thương mại TPP mới kết thúc cuộc họp kéo dài hơn 5 giờ đồng hồ để đàm phán một số điểm đang có bất đồng.

Cuộc đàm phán này diễn ra muộn bởi vì trong cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo TPP thì người đứng đầu nền kinh tế Canada Thủ tướng Justin Trudeau đã không tới thạm dự và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe người chủ trì đã tuyên bố hủy phiên họp.

Giải thích về lý do Thủ tướng Canada vắng mặt trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo về TPP, ông Champagne Bộ trưởng Bộ Thương mại Canada cho rằng “đó là sự hiểu lầm trong quá trình sắp xếp lịch trình vì cuộc họp song phương giữa Thủ tướng Canada với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã kéo dài hơn 25 phút so với dự kiến”.

Hiện nay tên gọi của TPP đã đổi thành TPP-11 là tên gọi của hiệp định giữa 11 thành viên còn lại của TPP sau khi Tổng thống Donald Trump người lãnh đạo mới của nền kinh tế Mỹ tuyên bố rút khỏi hiệp định này.

Ngày 10.11, trong khuôn khổ Hội nghị APEC 2017, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bất ngờ không tới dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo TPP. Với việc thủ tướng Canada không tới dự, các nhà lãnh đạo vẫn tiến hành cuộc họp nhưng đã không thể đưa ra tuyên bố về TPP như dự kiến.

Trước đó, Canada đã phản ứng rất dữ dội sau những phát biểu của Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản và Bộ trưởng Thương mại Mexico về việc đã đạt được thoả thuận về cơ bản cho TPP-11. Một đại diện của Canada cho báo chí biết: "Tình hình vẫn chưa rõ ràng hết nên Nhật Bản (tuyên bố) vội vàng. Vẫn chưa có thoả thuận căn bản (về TPP)".

Thỏa thuận TPP gồm 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, đạt được vào năm 2016. Nhưng kể từ khi Mỹ rút lui, đã có nhiều ý kiến nghi ngờ thỏa thuận có thể tiếp tục tồn tại.

Việc vắng Mỹ khiến TPP trở nên kém hấp dẫn đối với một số quốc gia, nhưng Nhật Bản đã vận động mạnh mẽ để đạt một thỏa thuận nhằm tạo đối trọng với sự nổi lên của Trung Quốc trong khu vực.

Canada quay trở lại, TPP-11 được ”cứu” vào phút chót

Tiếp tục phiên họp TPP bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng đêm qua (10/11), các thành viên, bao gồm cả Canada...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đình Thiên-Trần Hòe (Dân Việt)
Tuần lễ APEC Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN