Thanh Hóa: Những "nét chấm"... phá biển Hải Tiến

Sự kiện: Thời sự

Không gian Khu du lịch biển Hải Tiến (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) có nguy cơ bị "xé nát" bởi những công trình được xây dựng "vội vã, manh mún".

"Điểm nhấn" 5 bàn tay ngoi lên giữa biển...

Vừa qua, UBND tỉnh Thanh Hóa có văn bản chỉ đạo huyện Hoằng Hóa xem xét những thông tin báo chí và dư luận phản ánh về 5 chòi gác hình bàn tay khổng lồ, được xây dựng bằng chất liệu bê tông cốt thép, sừng sững mọc trên bãi biển Hải Tiến.

Theo đó, qua ghi nhận thực tế từ Người Đưa Tin, công trình 5 chòi gác hình bàn tay ngoài những tranh cãi về yếu tố thẩm mỹ, thì các công trình này còn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho du khách tắm biển Hải Tiến nếu không được cảnh báo và che chắn kỹ.

Các chòi canh trong hình tượng 5 bàn tay khổng lồ được xây dựng bằng những khối bê tông "lạnh lẽo" giữa bãi biển Hải Tiến.

Các chòi canh trong hình tượng 5 bàn tay khổng lồ được xây dựng bằng những khối bê tông "lạnh lẽo" giữa bãi biển Hải Tiến.

Thực tế, với sự tò mò, đã có nhiều du khách bất chấp nguy hiểm tự ý leo trèo, tắm biển gần các chòi canh bằng bê tông này khi không có mặt nhân viên chuyên trách, mặc dù đã có bảng cảnh báo, khuyến cáo. Ngoài ra, với đặc tính vùng biển này, thường vào mỗi buổi chiều thủy triều lên, cũng là giờ cao điểm tắm biển, khi này các chân đế chòi canh sẽ chìm sâu trong nước biển, khiến nhiều du khách có nguy cơ bị sóng xô, va đập vào các chân đế bê tông ngầm của công trình gây nguy hiểm.   

Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hoằng Hóa cho biết, những bàn tay khổng lồ này là chòi canh gác để nhân viên an ninh quan sát, cứu hộ phòng đuối nước phục vụ du khách, người dân tắm biển. Các công trình 5 chòi canh thuộc dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường ven biển xã Hoằng Tiến và xã Hoằng Thanh, với tổng mức đầu tư hơn 10 tỷ đồng bằng vốn ngân sách và các nguồn hợp pháp khác.

Khi thủy triều lên, những chòi canh hình bàn tay khiến nhiều người không khỏi liên tưởng tới những hình ảnh rùng rợn. 

Khi thủy triều lên, những chòi canh hình bàn tay khiến nhiều người không khỏi liên tưởng tới những hình ảnh rùng rợn. 

Tiếp thu chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, vừa qua UBND huyện Hoằng Hóa đã có văn bản trả lời, trong đó cho rằng các điểm quan sát, cảnh báo du khách tắm biển có kiến trúc hình cánh tay, không phải là công trình nghệ thuật điêu khắc, và biển Hải Tiến không phải là di tích danh lam thắng cảnh, nên việc xây dựng các công trình nêu trên không thuộc đối tượng phải xin ý kiến, thỏa thuận với các cơ quan chức năng quản lý về văn hóa. Và việc xây dựng các công trình trên đã tuân thủ theo quy định của Luật Xây dựng.

...và những "tồn tại" của biển Hải Tiến

Đáng chú ý, cũng theo ghi nhận của Người Đưa Tin, ngoài công trình 5 bàn tay khổng lồ gây tranh cãi, thực tế trên bãi biển đẹp Hải Tiến hiện đang tồn tại nhiều công trình khác được xây dựng "manh mún, chắp vá", cùng các ki-ốt lập trái phép đang có nguy cơ phá vỡ bức tranh tổng quan của khu du lịch biển này.

Theo đó, dọc khu vực sát mép biển, hàng loạt các hàng quán được xây dựng manh mún, nhếch nhác, cản trở tầm nhìn, gây mất mỹ quan cho bãi biển này. Tại các hàng ki ốt ven biển này, nhiều loại bàn ghế được bày la liệt, kèm theo nước sinh hoạt cũng được người dân thải trực tiếp xuống bãi biển. Thậm chí, có những góc "tắm tráng" được quây kín trên bãi biển, trông như những "nhà vệ sinh di động" gây phản cảm cho du khách.

Nước sinh hoạt được người dân thải trực tiếp ra biển.

Nước sinh hoạt được người dân thải trực tiếp ra biển.

Trong khi đó, với bất kỳ khu du lịch biển nào, tuyến đường chạy dọc bờ biển luôn được xem là "huyết mạch, trái tim" của cả khu du lịch. Tuy nhiên, tuyến đường dọc bờ biển Hải Tiến với chiều dài 12km từ xã Hoằng Phụ tới xã Hoằng Trường, đang bị chiếm lấn và được bẻ "cong mềm mại" một cách khó hiểu, khiến cho cảm xúc nhiều du khách trở nên "gãy khúc" khi đi dạo dọc tuyến đường này.

Thanh Hóa: Những "nét chấm"... phá biển Hải Tiến - 4

Những "đường cong mềm mại" khó hiểu tại khu du lịch Hải Tiến.

Những "đường cong mềm mại" khó hiểu tại khu du lịch Hải Tiến.

Tiếp đó, ngay trên mặt biển Hải Tiến tồn tại khu bến thuyền được xây dựng bằng bê tông với diện tích hàng nghìn mét vuông án ngữ và chia cắt bờ biển Hải Tiến làm đôi. Tại bến thuyền này được chủ đầu tư bài trí "bắt măt" với đủ thể loại chủ đề thu hút du khách tò mò mua vé tới "check-in", biến bến thuyền thành điểm du lịch trên biển Hải Tiến.

Ngoài ra, hiện tại vào những thời gian cao điểm, tuyến đường ven biển Hải Tiến dường như không còn đủ tải với lượng du khách, phương tiện cá nhân cùng sự "bát nháo" của lực lượng xe điện dàn hàng ngang dọc, bắt khách trên tuyến đường này. Trong khi đó, tình trạng rác thải, vật liệu vương vãi góp phần làm mất mỹ quan bãi biển này.

Bến thuyền được xây dựng trên mặt biển Hải Tiến được chủ đầu tư kết hợp thành điểm bán vé cho du khách vào tham quan. 

Bến thuyền được xây dựng trên mặt biển Hải Tiến được chủ đầu tư kết hợp thành điểm bán vé cho du khách vào tham quan. 

Chia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề trên, chuyên gia mỹ thuật, Họa sĩ Hoàng Tuấn Can (ngụ tại phường Ba Đình, Tp.Thanh Hóa) cho biết, hình ảnh 5 bàn tay khổng lồ bằng bề tông cốt thép mọc lên ở biển Hải Tiến nó đã phá vỡ không gian thông suốt, thoáng đãng của bãi biển Hải Tiến. Đồng thời, rõ ràng các chòi canh này cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho du khách khi tắm biển.

"Cho dù việc xây dựng 5 chời canh hình bàn tay ngoi lên giữa biển là không phải xin phép ngành văn hóa. Tuy nhiên, không thể vì thế mà chúng ta có thể làm tùy tiện và muốn xây gì thì xây được. Chúng ta không nên lãng phí tiền của để xây dựng theo ý thích hay góc nhìn mỹ thuật của một số ít cá nhân mà cần phải có sự tính toán kỹ càng", Họa sĩ Can cho biết. 

Lực lượng xe điện góp phần tô điểm vào bức tranh "nhếch nhác" của Khu du lịch biển Hải Tiến khi đậu đỗ hàng 2,3 trên tuyến đường ven biển.

Lực lượng xe điện góp phần tô điểm vào bức tranh "nhếch nhác" của Khu du lịch biển Hải Tiến khi đậu đỗ hàng 2,3 trên tuyến đường ven biển.

Cũng theo vị chuyên gia, xét tổng thể, biển Hải Tiến cần phải được quy hoạch kiến trúc với chiến lược lâu dài, bài bản. Tuy nhiên, thực tế hiện nay tại biển Hải Tiến tồn tại công trình xây dựng manh mún từ trước, thiếu tính toán chiến lược nên đã chia cắt, xé nát không gian du lịch Hải Tiến. 

"Về lâu dài tốt nhất nên tháo dỡ các công trình đang cản trở, xé nát quy không gian du lịch biển Hải Tiến như các đường cong mềm mại và loạt các khối bê tông khô khốc đang án ngữ trên bãi biển. Từ đó, trả lại nguyên vẹn không gian ven biển đẹp vốn có của khu du lịch Hải Tiến", Họa sĩ Hoàng Tuấn Can nói.

Trao đổi với Người Đưa Tin, ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Hoằng Tiến cho biết, về thực trạng các ki-ốt dọc bãi biển, đây là các ki-ốt được người dân xây dựng tự phát, trái phép để phục vụ du lịch từ xưa. Hiện huyện đã có văn bản triển khai vận động phá dỡ, di dời các ki-ốt này. Tuy nhiên, đây là yếu tố lịch sự để lại, cũng là kế sinh nhai của bà con ven biển nên chúng tôi cũng đang tìm hướng hỗ trợ hợp lý cho bà con khi tiến hành di dời để tạo không gian, cảnh quan ven biển.  

Vấn đề rác thải cũng góp phần tiêu cực vào bức tranh chung của biển Hải Tiến. 

Vấn đề rác thải cũng góp phần tiêu cực vào bức tranh chung của biển Hải Tiến. 

Về vấn đề rác thải, ông Nam cho biết, do đặc thù bãi biển Hải Tiến nằm gần cửa sông nên mỗi khi mưa là rác từ các cửa sông gần đó cuốn về, đọng lại dưới chân một số công trình lấn biển. Để xử lý, xã cùng với lực lượng chuyên trách thường xuyên tiến hành thu gom, nhưng nhiều khi cũng không thể kịp thời với khối lượng rác thải lớn, bất chợt.   

"Địa bàn du lịch nên phát sinh nhiều vấn đề, khối lượng công việc lớn. Trong năm nay chúng tôi quyết tâm giải phóng các ki-ốt ven biển, tạo không gian cho du khách. Đồng thời, cũng nỗ lực, cùng với các đơn vị chuyên trách khác kiểm soát tốt các loại hình dịch vụ kinh doanh trên địa bàn, trong đó, tăng cường kiểm soát đối với các hành vi không đúng mực của lực lượng xe điện hay các hoạt động chèo kéo, ép giá du khách", ông Nam cho biết.

Khu du lịch biển Hải Tiến có bờ biển dài khoảng 12km, thuộc địa phận của 4 xã Hoằng Hải, Hoằng Trường, Hoằng Thanh và Hoằng Tiến thuộc huyện Hoằng Hóa. Bãi biển Hải Tiến cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150 km, nơi đây vẫn còn nhiều môi trường sinh thái tự nhiên.

Bờ biển Hải Tiến thoai thoải với nền cát ổn định, dòng chảy điều hoà và không có dòng xoáy nguy hiểm. Độ dốc bờ biển và sóng nhẹ đem lại cảm giác an toàn cho hoạt động tắm biển của du khách. Trong khi đó, khu du lịch Hải Tiến gần các điểm di tích lịch sử - văn hoá của xứ Thanh. Từ bãi biển, du khách có thể đến bãi Sầm Sơn, Lạch Hới, khu bảo tồn rừng bần, sú vẹt Cồn Trường bằng du thuyền.

Theo thông tin từ Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa, đầu hè 2023, chỉ trong 5 ngày nghỉ lễ (29/4 đến 3/5), Khu du lịch biển Hải Tiến đón gần 80.000 lượt khách. Năm 2023, du lịch Hải Tiến dự kiến đoán khoảng 2 triệu lượt khách.

Nguồn: [Link nguồn]

Sẽ hoàn thành 5 bàn tay khổng lồ chới với bên bờ biển Hải Tiến

Ý tưởng xây dựng 5 bàn tay khổng lồ ở biển Hải Tiến, Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đang tiếp tục nhận được ý kiến trái chiều từ phía người dân lẫn du khách.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Phương ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN