Tết Trung thu năm nay (29/9), Mặt Trăng sẽ to và sáng hơn bình thường

Sự kiện: Tết Trung thu

Trung thu năm nay trùng với thời điểm diễn ra siêu trăng cuối cùng 2023, Mặt Trăng sẽ to và sáng hơn lúc bình thường.

Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), ngày 29/9 tới đây (cũng là ngày Tết Trung thu 15/8 âm lịch) sẽ diễn ra hiện tượng thiên văn đáng để chiêm ngưỡng là siêu trăng cuối cùng của năm 2023. Kỳ siêu trăng này diễn ra vào đúng đêm Trăng tròn của Tết Trung thu sẽ là cơ hội hiếm có để người yêu thích thiên văn nhìn ngắm Mặt Trăng to và sáng hơn so với bình thường.

Trung thu năm nay rơi đúng vào siêu trăng cuối cùng của năm 2023.

Trung thu năm nay rơi đúng vào siêu trăng cuối cùng của năm 2023.

Theo đó, Mặt Trăng sẽ nằm ở phía đối diện Trái Đất với Mặt trời và bề mặt của nó sẽ được chiếu sáng hoàn toàn. Giai đoạn này xảy ra lúc 16h59 phút giờ quốc tế tức 23h59 phút ngày 29/9 giờ Việt Nam. Trăng tròn này được các bộ lạc bản địa người Mỹ đầu tiên gọi là Trăng Ngô vì ngô được thu hoạch vào khoảng thời gian này trong năm. Mặt trăng này còn được gọi là Mặt trăng thu hoạch. Trăng thu hoạch là trăng tròn xảy ra gần nhất với điểm phân tháng 9 hàng năm. Đây cũng là lần siêu trăng cuối cùng trong số 3 siêu trăng của năm 2023. Mặt trăng sẽ ở gần Trái đất nhất và có thể trông to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cho biết, khoảng cách trung bình từ Mặt Trăng tới Trái Đất là 384.000 km. Nhưng vì quỹ đạo của nó trên thực tế là hình elip nên Mặt Trăng có lúc ở gần và có lúc ở xa hơn một chút so với khoảng cách này. Thông thường, mỗi năm thường có 1, 2 hoặc có thể 3 lần mà Trăng tròn rơi vào đúng thời điểm Mặt Trăng đang ở gần điểm cận địa (điểm gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo của nó). Khi đó từ Trái Đất, chúng ta thấy Trăng lớn hơn và sáng hơn một chút, và gọi hiện tượng đó là siêu Trăng. 

Tuy nhiên, siêu trăng cũng không có sự ưu tiên nào cho tháng 8 Âm lịch cả, và vì thế hoàn toàn không có việc cứ rằm tháng 8 thì Trăng sáng hơn.Một cách giải thích khác về niềm tin này là rằm tháng 8 thường rơi vào tháng 9 Dương lịch. Thời điểm này là mùa thu và ở nhiều khu vực ở Việt Nam (nhất là các tỉnh phía Bắc) trời thường ít mây, sau giai đoạn trước đó thường có nhiều mây và mưa, cộng thêm tâm lý văn hóa về ngày Trung Thu, nên người ta thấy Trăng tròn dường như sáng hơn thông thường.

Trước đó vào ngày 23/9, Trái Đất sẽ bước vào thu phân, tại điểm này, thời gian ban ngày, ban đêm không có sự chênh lệch như các thời kỳ trước. Tại điểm Thu phân, người quan sát sẽ thấy Mặt Trời mọc "chính xác" ở phía Đông và lặn "chính xác" ở phía Tây. Có thể nói nôm na là thu phân là thời điểm mà trước và sau đó khoảng 3 tháng Mặt Trời có xu hướng mỗi ngày mọc và lặn nhích dần về phía nam.

Vào thời điểm 12h ngày đầu tiên của tiết Thu phân, Mặt trời tạo với tiếp tuyến của xích đạo một góc là 90 độ. Thực tế, Trái đất chuyển động theo quỹ đạo quanh Mặt trời và ở thời điểm này không có nửa cầu nào nghiêng về phía Mặt trời nên lượng nhiệt độ, ánh sáng, thời gian chiếu sáng ở hai nửa cẩu tương đương nhau. Thời gian ban ngày, ban đêm không có sự chênh lệch như các thời kỳ trước. Tại nửa cầu Bắc là thời điểm tiết Thu phân thì nửa cầu Nam đang là giai đoạn giữa mùa xuân.

Nguồn: [Link nguồn]

Siêu Trăng to và sáng nhất năm 2022 sẽ xuất hiện vào chiều tối nay (13/7)

Mặt Trăng sẽ to hơn bình thường và sáng hơn so với những lần trăng tròn khác trong năm 2022.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tô Hội ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN