Tàu cứu hộ tàu ngầm đầu tiên do Việt Nam đóng có gì đặc biệt?

Sự kiện: Thời sự

Tháng 9/2019, tại Nhà máy Z189 thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đã diễn ra Lễ hạ thủy tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng MSSARS 9316 mang tên Yết Kiêu, số hiệu 927, trang bị cho Quân chủng Hải quân.

Tàu cứu hộ tàu ngầm 927-Yết Kiêu tại Lễ hạ thủy. Ảnh: Bộ Quốc phòng.

Tàu cứu hộ tàu ngầm 927-Yết Kiêu tại Lễ hạ thủy. Ảnh: Bộ Quốc phòng.

Tàu cứu hộ tàu ngầm Yết Kiêu – 927 có lượng giãn nước 3.950 tấn với các trang bị thế hệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ các nước phát triển. Tàu có thể hoạt động liên tục trên biển 30 ngày đêm, chịu sóng cấp 9, gió cấp 12.

Tàu được trang bị hệ thống động lực, năng lượng điện, khí tài hàng hải, thông tin liên lạc, thiết bị y tế, cứu sinh, cứu hộ, hệ thống định vị. Các trang thiết bị lắp đặt trên tàu đều thuộc thế hệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhập khẩu từ các nước phát triển.

Việc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng quyết định phê duyệt dự án đầu tư đóng mới tàu tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm đa năng Yết Kiêu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn tàu ngầm, các tàu mặt nước.

Ngoài ra tàu Yết Kiêu cũng có nhiệm vụ khảo sát, thăm dò, nghiên cứu đáy biển và tìm kiếm, hỗ trợ trục vớt các vật thể dưới nước và thực thi các nhiệm vụ khác được giao.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch và các đại biểu thực hiện nghi lễ hạ thủy. Ảnh: Bộ Quốc phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Đại tướng Ngô Xuân Lịch và các đại biểu thực hiện nghi lễ hạ thủy. Ảnh: Bộ Quốc phòng.

Việc chế tạo thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn là một thành tựu đáng kể của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, đồng thời góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Được biết, ngoài việc sửa chữa tàu thuyền cỡ vừa và nhỏ, nhà máy Z189 đã đóng mới các loại tàu chở quân, tàu tuần tra, tàu vận tải, tàu cá, đồng thời, tập trung nghiên cứu và đưa vào sản xuất nhiều loại tàu, xuống mới, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh; nhiều dự án mang tính lưỡng dụng quốc phòng an ninh và các sản phẩm tàu hiện đại xuất khẩu nước ngoài.

Nguồn: [Link nguồn]

[CLIP] Xem vệ tinh do Việt Nam chế tạo bay vào vũ trụ

Vệ tinh MicroDragon do các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thiết kế và chế tạo hôm 18-1 đã được phóng vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Tuân ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN