Sĩ tử đạp xe đi thi: Bị bệnh tâm thần từ trước
Xâu chuỗi các sự kiện Bác sỹ Dũng phân tích: “Việc em Thuận đạp xe hơn 300km từ Nghệ An ra Hà Nội thi trong điều kiện “bữa được, bữa mất”, nghỉ ngơi thất thường, nếu xét về ý chí thì phải nói rằng em có một nghị lực phi thường và tinh thần ham học rất cao. Nhưng xét về y học thì rõ ràng là em Thuận đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần".
Đó là nhận định của Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội khi nói về trường hợp nam sinh Ngô Văn Thuận – người đã vượt hơn 300km bằng xe đạp từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học. Sau một thời gian ngắn học tập và rèn luyện ở Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp, Thuận đã phải nhập viện do những rối loạn về thần kinh.
Trước đó, Thuận đã đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học mà lộ phí dắt lưng chỉ có vài chục nghìn đồng. Trong suốt hành trình vượt hơn 300km bằng xe đạp, chàng nam sinh này chỉ dừng lại nghỉ ngơi chút ít, ăn uống qua loa rồi lại lên đường. Thuận từng chia sẻ rằng, cậu thường tranh thủ trời tối, thời tiết mát mẻ để tăng tốc, rút ngắn khoảng cách Nghệ An – Hà Nội.
Khi đi thi Thuận không nói cho ai biết ngay cả bố mẹ mình. Khi gia đình gọi điện cho Thuận thì vẫn thấy có tín hiệu từ đầu dây bên kia nhưng không ai trả lời, khiến cả nhà được phen hú vía. Đến khi báo chí đưa tin về chàng trai ham học có nghị lực phi thường đã vượt hơn 300km để đi thi đại học, cả nhà mới ngã ngửa là Thuận.
Bác sỹ Nguyễn Văn Dũng – Trưởng phòng T4, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội (Ảnh nguồn internet)
Xâu chuỗi các sự kiện, Bác sỹ Dũng phân tích: “Việc em Thuận đạp xe hơn 300km từ Nghệ An ra Hà Nội thi trong điều kiện “bữa được, bữa mất”, nghỉ ngơi thất thường, nếu xét về ý chí thì phải nói rằng em có một nghị lực phi thường và tinh thần ham học rất cao. Nhưng xét về y học thì rõ ràng là em Thuận đang có vấn đề về sức khỏe tâm thần”.
Bác sỹ Dũng cho rằng ở thời điểm đó với quyết tâm đi thi đại học bằng được và quyết thi đỗ đã tạo ra trạng thái hưng cảm giúp Thuận vượt qua mọi khó khăn trước mắt. Đó là còn chưa kể đến những trạng thái tâm lý khác như lo lắng, hồi hộp trước khi bước vào kỳ thi. Đặc biệt là sự sa sút về mặt thể lực trong những ngày đày nắng, đày gió vượt hơn 300km từ Nghệ An ra Hà Nội. Lúc này, cậu ấy đang rơi vào trạng thái tâm lý hưng cảm nên ít, thậm chí là không thấy mệt mỏi vì vậy làm việc và học tập vẫn mang lại hiệu quả cao.
Sinh viên Ngô Văn Thuận - người đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi và được đặc cách vào đại học (Ảnh nguồn internet)
“Hơn nữa, khi ấy, việc Thuận đạp xe từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học đã trở thành tâm điểm phản ánh của báo chí, toàn xã hội hồi hộp dõi theo từng bước tiến của cậu. Điều này vô hình chung đã tạo ra áp lực rất lớn với Thuận”, bác sỹ Dũng nói.
Phóng viên thắc mắc với bác sỹ rằng khi Thuận nhận tin mình trượt đại học, Thuận vẫn giữ được “phong độ” rất cao, đó là vẫn nuôi ước mơ vào đại học và xin mẹ “xa xứ” để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Không có biểu hiện gì bất thường về mặt bệnh lý do quá căng thẳng, áp lực hay mệt mỏi quá mức, trong khi Thuận vừa trải qua một hành trình dài bằng xe đạp. Điều đó chứng tỏ Thuận là người có tinh thần “thép”. Vị bác sỹ này lý giải rằng, có thể lúc đó trạng thái hưng cảm trong Thuận chưa kịp "tan" thì lại bị kích thích bởi những yếu tố ngoại cảnh khác.
Bác sỹ Dũng bày tỏ lo ngại về việc báo chí ca tụng việc làm của Thuận, dựng nên một “tượng đài” Ngô Văn Thuận ham học, nghị lực giữa đời thường. Việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn về mặt tâm lý. Khi đã trở thành “ngôi sao” mà lại không tỏa sáng thì đó quả là một cú sốc lớn về mặt tinh thần. Nhất là ở độ tuổi này Thuận chưa hoàn thiện về cả tâm, sinh lý, nên dễ bị những sang chấn tâm lý.
Theo bác sỹ Dũng phán đoán thì thời điểm đó chưa ai quan tâm, để ý xem Thuận đang ở trạng thái tâm lý gì. Những lời khen thưởng, ca tụng, tán dương sẽ tiếp tục tạo ra những ảo giác ở Thuận, dần dần sẽ dẫn đến hoang tưởng. Việc em Thuận đạp xe hơn 300km từ Nghệ An ra Hà Nội thi đại học rõ ràng là một việc làm không bình thường.
Bác sỹ Dũng cho biết, theo dõi Thuận từ ngày đầu báo chí đưa tin, việc Thuận phải nhập viện để điều trị về bệnh thần kinh như ngày hôm nay là điều ông sớm đã đoán được.