Sẽ thành lập hội đồng thẩm định vật thể lạ ở Nghệ An

Sự kiện: Nghệ An

Sau khi tiếp nhận vật thể lạ nghi là ấn tín của vua chúa, các cơ quan chức năng ở Nghệ An sẽ thành lập hội đồng để thẩm định.

Sẽ thành lập hội đồng thẩm định vật thể lạ ở Nghệ An - 1

Vật thể bằng kim loại được người dân Nghệ An phát hiện.

Ngày 1/12, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Đức Kiếm - Giám đốc Bảo tàng Nghệ An - cho biết, theo quy định của Luật Di sản văn hóa, sau khi tiếp nhận hiện vật, sắp tới Bảo tàng sẽ tham mưu UBND tỉnh thành lập hội đồng thẩm định giá trị hiện vật, thành phần gồm hội đồng di sản quốc gia và các cơ quan chức năng của tỉnh.

Hiện vật được thẩm định, đánh giá về giá trị di sản văn hóa (giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học) và giá trị kinh tế. Trong trường hợp hiện vật được khẳng định là bảo vật quốc gia, việc lưu giữ, bảo quản sẽ do Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định. Tùy theo giá trị kinh tế của hiện vật, người có công phát hiện hiện vật sẽ được ngân sách chi trả một khoản tiền tương ứng.

“Lúc này chưa thể khẳng định được điều gì, nếu Hội đồng khẳng định đó là hiện vật không có giá trị về mặt di sản văn hóa, thì chúng tôi sẽ làm thủ tục bàn giao cho người phát hiện”, ông Kiếm chia sẻ.

Được biết, sau khi có thông tin người dân Nghệ An nhặt được “ấn vua”, nhiều người đã phát hiện vật thể giống vật nói trên đang được bán tràn lan trên mạng.

Sẽ thành lập hội đồng thẩm định vật thể lạ ở Nghệ An - 2

Trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước đang rao bán nhiều ấn tín với giá rất rẻ.

Qua tìm hiểu, nhiều trang mạng đều có rao bán tràn lan các loại ấn rồng, cửu long tranh châu, ấn đồng, ấn phong thủy, kèm theo hình ảnh chiếc ấn bằng đồng giống với vật mà người dân Nghệ An nhặt được, có khắc dòng chữ Hán “Cửu Long kim tỷ”, với giá chỉ 899.000 đồng.

Trên trang Taobao (trang web bán hàng trực tuyến lớn ở Trung Quốc) có hình ảnh các sản phẩm với mẫu mã giống với vật tìm được tại Nghệ An, giá khoảng từ 600.000-1.000.000 đồng.

Nhiều người cho biết, một số tay buôn bán đồ cổ có “chiêu trò” dùng hiện vật giả cổ chôn xuống đất một thời gian rồi bố trí tình huống phát hiện tình cờ để “hô biến” đồ giả thành đồ thật. Tuy nhiên, với trình độ đa số dân chơi đồ cổ hiện nay, “chiêu trò” này đã trở nên lỗi thời.

Hiện chưa thể khẳng định được vật thể bằng kim loại mà người dân Nghệ An phát hiện được là giả hay thật.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diễn Kim ([Tên nguồn])
Nghệ An Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN