Sao chổi cực lớn tiến đến gần Trái đất

Sao chổi khổng lồ ISON đang ngày càng bay nhanh hơn, sáng hơn, và sẽ có thể quan sát bằng mắt thường vào cuối năm nay, các nhà thiên văn học người Nga cho biết.

Năm ngoái, hai nhà thiên văn học người Nga là Vitaly Nevsky và Artyom Novichonok phát hiện một sao chổi khổng lồ mới đang tiến gần Trái đất. Sao chổi có quỹ đạo độc đáo này có nguồn gốc từ Đám mây Oort, tức tập hợp những tảng đá và băng bao quanh hệ mặt trời, đang nằm cách Mặt trời gần 1 năm ánh sáng.

Sao chổi cực lớn tiến đến gần Trái đất - 1

Sơ đồ của NASA cho thấy sao chổi ISON bay qua quỹ đạo Trái đất vào ngày 3/11/2013

ISON hiện nay đang bay qua sao Mộc và ngày càng bay nhanh hơn, sáng hơn. Tháng 9/2012, các nhà thiên văn học của Nga phát hiện ra vật thể trông như sao chổi trong các bức ảnh do kính thiên văn thuộc dự án Mạng lưới quang học khoa học quốc tế (ISON), chụp lại. Vì thế, sao chổi được đặt tên theo dự án này.

Nhờ ISON, các nhà thiên văn học có được những bức ảnh chụp bởi nhiều kính thiên văn ở nhiều nơi khác, như ở New Mexico, Mỹ, nơi đang đặt một đài quan sát tự động của Nga.

Sao chổi ISON không bao giờ đâm vào bên trong hệ mặt trời, và bề mặt của nó bị tối đi dưới tác động của các hạt trong dải ngân hà.

Theo giới khoa học Nga, việc nghiên cứu bề mặt ISON có thể làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của vũ trụ.

Cho đến nay, sao chổi ISON chỉ có thể quan sát được qua kính viễn vọng hiện đại. Nhưng vào tháng 11/2013, sóng nhiệt từ mặt trời sẽ làm bay hơi hết băng giá trong sao chổi, tạo ra một chiếc đuôi sao chổi cực lớn và cực rõ, có thể được quan sát được từ trái đất trong thời gian từ tháng 10/2013 – 1/2014.

Tuy nhiên, cũng có khả năng sao chổi ISON có thể sẽ bị tách ra khi đến gần mặt trời mà không tạo ra một cái đuôi vào tháng 11 năm nay. Vào tháng 12, sao chổi sẽ mờ đi, nhưng vẫn quan sát được từ trái đất. Vào tháng 1/2014, những tàn dư của sao chổi ISON sẽ tạo ra một trận mưa sao băng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Thạch Vũ (theo Space Daily) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN