Nóng 24h qua: Gặp sự cố, "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch bị đưa lên bờ

Đưa “bảo bối” làm sạch nước sông Tô Lịch lên bờ; Chủ tịch huyện lên tiếng về chuyện cổ vật được phát hiện ở gần núi Tàu... là những tin đáng chú ý nhất trong ngày.

Đưa “bảo bối” làm sạch nước sông Tô Lịch lên bờ

Mấy ngày gần đây, người dân sống ở cạnh bờ sông Tô Lịch đoạn lắp đặt công nghệ Nano của Nhật Bản (đầu đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ khi thấy các công nhân của Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) tháo những chiếc máy sục khí mang lên bờ kiểm tra.

Theo một cán bộ kỹ thuật của JVE, những chiếc máy này được tháo, đưa lên bờ kiểm tra do gặp một số vấn đề trong việc xử lý ô nhiễm.

“Mấy hôm Hà Nội có mưa nên dòng nước sông chảy mạnh hơn, nhiều rác thải nhỏ bám vào vỏ của máy, vòi phun bên trong máy nên làm cho máy chạy yếu, công suất giảm”, cán bộ kỹ thuật JVE cho hay.

Nóng 24h qua: Gặp sự cố, "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch bị đưa lên bờ - 1

Những chiếc máy sục khí Nano công nghệ Nhật Bản đặt dưới sông Tô Lịch được tháo mang lên bờ để bảo dưỡng.

Những chiếc máy sau khi được đưa lên bờ sẽ được bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ rác thải, cặn nhỏ bám bẩn ở đầu vòi phun và vỏ máy rồi lắp lại vị trí cũ.

Đến sáng 2/7, cả 4 chiếc máy sục khí Nano của Nhật Bản đặt dưới sông Tô Lịch đã hoạt động trở lại bình thường. Quan sát bằng mắt thường, nước sông ở đầu nguồn vẫn có màu đen. Sau nhiều ngày nắng nóng, Hà Nội có mưa trở lại khiến mặt sông nổi váng.

Trước đó, từ ngày 16/5, Hà Nội đã triển khai phương án thí điểm xử lý ô nhiễm, làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano Bioreactor của Nhật Bản. Dự án thí điểm do đoàn chuyên gia Nhật Bản phối hợp với Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) thực hiện bằng nguồn tài trợ của Nhật Bản.

Chủ tịch huyện lên tiếng về chuyện cổ vật được phát hiện ở gần núi Tàu

Ngày 2/7, ông Nguyễn Xuân Lý, Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận cho biết, đã liên lạc với ông P (xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong), để đưa “kho báu” mà người này cho rằng vừa phát hiện gồm nhiều cổ vật để lập hội đồng xem xét, giám định.

Nóng 24h qua: Gặp sự cố, "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch bị đưa lên bờ - 2

Số "cổ vật" được phát hiện

Trước đó, vào chiều 1/7, gia đình ông P dùng xe máy múc để đào ao trong vườn nhà thì bất ngờ phát hiện nhiều tượng kim loại màu vàng. Số tượng này đều lấm lem bùn đất nhưng khi chùi rửa đều sáng choang.

Số tượng này gồm một bình hồ lô, một tượng Phật Di Lặc cưỡi cá chép, hai con cóc ngậm tiền… Khi lắc phía trong rỗng ruột và nghe như âm thanh va chạm giữa kim loại mà người phát hiện cho là vàng.

Toàn bộ số tượng trên đều có hoa văn rất tinh xảo, phía dưới tượng đều có khắc chữ Hán. Các cổ vật này đều có trọng lượng hơn 1kg, riêng tượng Phật Di lặc cười cá chép nặng khoảng 1,6kg.

Ông P. cho biết, sỡ dĩ mình tin tưởng số cổ vật vừa phát hiện là cổ vật quý là do địa điểm phát hiện cũng nằm không xa núi Tàu, nơi hàng chục năm qua đã có nhiều đồn thổi, huyền thoại về kho báu 4.000 tấn vàng của quân đội Nhật chôn giấu đến nay vẫn chưa có hồi kết.

Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Điển (Chủ tịch UBND huyện Tuy Phong) và ông Trần Ngọc Thuận (Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Hảo) lại khẳng định chưa hề nhận được báo cáo nào về vụ việc trên.

Vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải bị áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm hoãn xuất cảnh

Chiều 2/7, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa ra Quyết định số 43/PC03 khởi tố vụ án hình sự vụ án “trốn thuế” quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Nóng 24h qua: Gặp sự cố, "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch bị đưa lên bờ - 3

Cơ quan chức năng khám xét, thu giữ nhiều tài liệu trong Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải. Ảnh: T.P

Căn cứ kết quả điều tra và tài liệu xác minh thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã ra các Quyết định khởi tố 4 bị can gồm:

Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (trú tại phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa);

Ngô Văn Lắm (trú tại phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa);

Trần Vũ Hải (Trưởng Văn phòng Luật sư Trần Vũ Hải);

Ngô Tuyết Phương (Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Luật Hà Nội, vợ ông Trần Vũ Hải).

Theo Bộ Công an, các bị can nêu trên đều bị khởi tố về hành vi “trốn thuế” quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009.

Ngày 2/7/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã tống đạt Quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc; áp dụng các biện pháp ngăn chặn “tạm hoãn xuất cảnh”, “cấm đi khỏi nơi cư trú” đối với bị can Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương tại thành phố Hà Nội. Các Quyết định trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn theo đúng quy định của pháp luật.  

Hiện Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án nhằm làm rõ toàn bộ hành vi phạm tội của các bị can và người liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bé sơ sinh tử vong với vết thương dài ngang cổ: Thai nhi đã chết lưu?

Chiều 2/7, Sở Y tế Hà Tĩnh đã báo cáo nhanh về vụ việc thai nhi tử vong với vết thương trên cổ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ.

Nóng 24h qua: Gặp sự cố, "bảo bối" xử lý nước sông Tô Lịch bị đưa lên bờ - 4

 Bệnh viện Đa khoa huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) nơi xảy ra sự việc

Theo đó, sản phụ Nguyễn Thị Tình (37 tuổi, xã Phú Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) mang thai 35 tuần vào Bệnh viện huyện Đức Thọ để sinh đẻ.

18h35 ngày 30/6, cổ tử cung sản phụ mở hết, đầu trẻ lọt, nữ hộ sinh đỡ đẻ ngôi đầu nhưng thế không xoay nên báo cáo trực lãnh đạo và bác sĩ chuyên khoa sản trực thường trú đến xử trí.

19h06, bác sĩ Nguyễn Minh Đức xuống đỡ đẻ ngôi đầu, kéo đầu trẻ ra thì đầu trẻ đã tổn thương nghiêm trọng, phần da nổi phỏng nước, lầy da, các phần chi tím. Chẩn đoán sau khi sinh: Thai 35 tuần chết lưu trên 7 ngày.

Sau khi sự cố xảy ra, kíp trực đã kịp thời động viên sản phụ, giải thích cho gia đình sản phụ và bàn giao tử thi thai nhi cho người nhà đưa về quê mai táng.

Bệnh viện đã họp hội đồng chuyên môn và kíp trực để có đánh giá ban đầu về vụ việc; niêm phong hồ sơ bệnh án của sản phụ Nguyễn Thị Tình; tạm đình chỉ công tác đối với kíp trực.

Phần đánh giá chung của báo cáo nêu rõ, việc thăm khám, theo dõi, chăm sóc của kíp trực không đúng quy trình của Bộ Y tế dẫn đến việc không phát hiện thai chết lưu trước khi vào viện.

Vụ “kho báu” gần núi Tàu: Không loại trừ thông tin giả để làm giá

Lãnh đạo chính quyền địa phương nơi được cho là có cổ vật khẳng định chưa hề nghe người dân nào trình báo về thông...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phương Hà (tổng hợp) ([Tên nguồn])
Sự kiện nổi bật 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN