Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền

“Đề thế này thì các cháu thí sinh thi thế nào đây? Đành rằng báo chí là nghề đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, nhưng từng đấy mảng kiến thức làm sao các cháu tốt nghiệp lớp 12 có được?”, Nhà báo Vũ Mạnh Cường, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội đánh giá.

Ngày 12.8, thí sinh thi vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Hà Nội) phải làm bài thi năng khiếu. Đề thi gồm 2 phần, trắc nghiệm 3 điểm và tự luận 7 điểm.

Trong phần thi tự luận, trường cung cấp một văn bản báo chí có lỗi sai (về quan điểm chính trị, cấu trúc văn bản, tính logic, văn phong…), yêu cầu thí sinh sửa và hoàn thiện.

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 1

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 2

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 3

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 4

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 5

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 6

Nhà báo “khóc thét” vì đề thi vào HV Báo chí-Tuyên truyền - 7

Đề thi Năng khiếu vào trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền (Ảnh: Hoàng Phương)
(Bấm vào ảnh để phóng to)

Nhận định về đề thi năng khiếu vào trường Học viện Báo chí và Truyên truyền, Nhà báo Vũ Mạnh Cường, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Lao động cho rằng, đề thi rất khó. Đề đòi hỏi kiến thức tổng hợp, học sinh lớp 12 khó có thể làm được.

“Nhìn đề thi năng khiếu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015 mà tôi... phát khóc. Đề thế này thì các cháu thí sinh thi thế nào đây? Đành rằng báo chí là nghề đòi hỏi nhiều kiến thức tổng hợp, nhưng từng đấy mảng kiến thức làm sao các cháu tốt nghiệp lớp 12 có được?”, Nhà báo Vũ Mạnh Cường nói.

Nguyên Phó Tổng biên tập Báo Gia đình & Xã hội phân tích, khả năng biên tập không phải ai cũng có. Vì vậy, học sinh mới tốt nghiệp lớp 12 không phải ai cũng làm được. Người làm báo phải có thâm niên 3-5 năm trong nghề mới có khả năng biên tập và hoàn thiện đề thi này.

“Hơn nữa, trên thực tế, rất nhiều nhà báo không bao giờ làm được công việc biên tập. Họ nhìn đề thi này cũng khóc… thét”, Nhà báo Vũ Mạnh Cường nhấn mạnh.

Theo Nhà báo Vũ Mạnh Cường, với đề thi này nhà báo ở cấp Trưởng ban thời sự hoặc Trưởng ban biên tập của một tòa soạn có thể làm được 8-9 điểm. Những người có kinh nghiệm làm báo 1, 2 năm làm đề thi này có thể được từ 5-7 điểm.

Trong khi đó, Nhà báo Nguyễn Nam Hải, Phòng Thời sự, Kinh tế, Chính trị Báo Phụ nữ Việt Nam nhận định: “Đề thi năng khiếu vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2015 nhằm kiểm tra kiến thức tổng hợp của thí sinh nhưng lại thành mớ hổ lốn. Trong đề thi, nhà trường hỏi các câu rất lan man”.

Theo Nhà báo Nguyễn Nam Hải, người làm nghề báo lâu mới thấy sự nhạy cảm trước một sự vật hiện tượng. Kiến thức Văn, Sử, Xã hội chỉ mang tính bổ trợ. Do đó, trong đề thi, trường chỉ nên nêu một sự vật, hiện tượng đang gây chú ý dư luận hiện nay. Sau đó, yêu cầu thí sinh đánh giá, nhận xét và đưa giải pháp.

Đồng quan điểm với Nhà báo Vũ Mạnh Cường và Nhà báo Nguyễn Nam Hải, Nhà báo Nguyễn Văn Chiển - một nhà báo quân đội cho rằng, đề thi của Học viện Báo chí và Tuyên truyền không hợp lý.

Nhà báo Nguyễn Văn Chiển lý giải, ở phần trắc nghiệm trong đề thi nhiều câu kiến thức rộng. Trường cho thí sinh thi như thi kiến thức tổng hợp. Ngoài ra, trong đề còn có một số câu hỏi khó hiểu khiến thí sinh có phương án trả lời mơ hồ. Bên cạnh đó, trong phần tự luận có nội dung biên tập, trường đòi hỏi kiến thức quá cao đối với học sinh tốt nghiệp THPT.

“Tuyển thí sinh đầu vào, năng khiếu của thí sinh phải là viết, phát hiện đề tài, có nhiều cách nhìn về một sự kiện còn biên tập không hẳn là năng khiếu làm báo”, Nhà báo Nguyễn Văn Chiển bày tỏ.

Theo anh, trên thực tế, nhiều thí sinh học tự nhiên, tư duy logic tốt, sẽ biên tập tốt hơn nhưng ra đề thi kiểu này, phần biên tập không có mẫu chung thống nhất. Do đó, khi chấm mỗi giáo viên có cách sử dụng văn phong khác nhau nên sẽ mang cảm quan nhiều hơn. Trong khi đó, thí sinh làm bài luôn có cảm giác mình làm tốt nhưng không hiểu tại sao mình chỉ được điểm như vậy.

Nhà báo Nguyễn Văn Chiển đề xuất, thi năng khiếu nên bỏ phần biên tập.

“Nếu có, trường chỉ nên yêu cầu ở mức sửa ngữ pháp, chính tả, chứ đưa cả mớ chi tiết bắt các em cóp nhặt, sắp xếp lại, quả thật quá sức. Ngay bản thân tôi cho làm đề này cũng... toát mồ hôi dù đã làm biên tập chục năm cũng chỉ được 7 điểm”, anh Chiến nói.

Là một trong số ít trường đại học tuyển sinh theo phương thức riêng, năm 2015, Học viện Báo chí và Tuyên truyền bổ sung bài thi Năng khiếu báo chí đối với thí sinh dự tuyển vào 7 chuyên ngành của ngành Báo chí. Đó là các chuyên ngành Báo in, Báo ảnh, Báo mạng điện tử, Báo Phát thanh, Báo Truyền hình, Quay phim truyền hình và Báo chí đa phương tiện. Kết quả thi Năng khiếu báo chí sẽ được công bố vào ngày 15.8.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN