Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam

Sự kiện: Tin nóng

Ốc ruốc hay còn gọi là ốc lể được xem là "lộc biển" của người dân vùng biển Quảng Nam trong những ngày trước và sau Tết Nguyên đán.

Từ khoảng tháng 10 Âm lịch đến tháng 3 năm sau, tại vùng biển ở TP Tam Kỳ, huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam có một loài hải sản xuất hiện rất nhiều đó là ốc ruốc, hay còn gọi là ốc lể, ốc gạo. Loài ốc này chỉ to bằng chiếc khuy áo nhưng là món ăn dân dã, được xem là đặc sản, gắn với tuổi thơ của người dân xứ Quảng, được rất nhiều người ưa chuộng. Ốc ruốc cũng được dùng để chế biến thức ăn cho nhiều loại thủy sản.

Theo người dân, thực tế ốc ruốc có mặt ở trên biển quanh năm tuy nhiên vào mùa biển động là thời điểm ốc sinh sản, dạt nhiều vào sát bờ biển. Vào khoảng tháng 11 Âm lịch đến tháng 3 năm sau là thời điểm ốc trưởng thành, có nhiều thịt, thơm ngon.

Người dân ngâm mình hàng giờ dưới nước để cào ốc

Người dân ngâm mình hàng giờ dưới nước để cào ốc

Trong khoảng thời gian này, nhiều người dân ở tỉnh Quảng Nam tranh thủ ra biển cào ốc để kiếm thêm thu nhập. Từ sáng sớm, chạy dọc bờ biển từ Tam Kỳ qua huyện Núi Thành rất dễ bắt gặp hình ảnh các ngư dân ngâm mình trong sóng biển để khai thác "lộc biển" được thiên nhiên ban tặng.

Dụng cụ để săn ốc ruốc rất đơn giản, chỉ một cây sào làm bằng tre cán dài khoảng 2 m, phía dưới gắn lưỡi cào bằng kim loại có nối với mảnh lưới nhỏ đường kính khoảng 50 cm. Để kéo được ốc, ngư dân lội nước ngập đến đầu gối, phải đi thụt lùi rồi cào xuống lớp cát, toàn bộ ốc sẽ lọt vào lưới. Người dân thường đi từng tốp 5-20 người để hỗ trợ, giúp đỡ nhau lúc nguy hiểm do sóng biển lớn.

Ốc sau khi vớt lên được rửa sạch, sau đó thương lái mua trực tiếp tại biển với giá vài chục ngàn đồng/xô tùy thời điểm (mỗi xô khoảng 30kg). Nghề này hơi vất vả vì phải ngâm mình trong nước hàng giờ, nhưng cho thu nhập khá hơn làm nông. Mỗi ngày bình quân một người cào được 3-7 xô, mang lại thu nhập từ vài trăm ngàn đồng đến tiền triệu.

Ốc lể rất nhỏ chỉ bằng chiếc khuy áo, có nhiều màu sắc bắt mắt

Ốc lể rất nhỏ chỉ bằng chiếc khuy áo, có nhiều màu sắc bắt mắt

Một thương lái mua ốc ruốc tại xã Tam Tiến cho biết, 6 giờ sáng hàng ngày, bà đã bắt đầu đi thu mua ốc. Trung bình, mỗi ngày bà thu mua hơn 100 xô ốc mang đi tiêu thụ tại địa phương và xuất bán ra TP Đà Nẵng, thu nhập cũng khá cao.

Theo các thương lái, vào thời điểm đầu mùa, khi ốc còn nhỏ thì họ mua về cung cấp làm thức ăn cho các hộ nuôi tôm hùm ở Phú Yên, Khánh Hòa. Sau Tết, ốc to người dân mua về chế biến món ăn nên giá bán cao hơn. Những ngày sau Tết cũng là thời gian vào mùa, nên bà con ngư dân rất phấn khởi để đi thu "lộc biển".

Một số hình ảnh Báo Người Lao Động ghi lại:

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 3

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 4

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 5

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 6

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 7

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 8

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 9

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 10

Nhiều người dân ngâm mình dưới biển để cào ốc mỗi ngày

Nhiều người dân ngâm mình dưới biển để cào ốc mỗi ngày

Nhiều người dân ngâm mình dưới biển để cào ốc mỗi ngày

Dụng cụ cào ốc khá đơn giản

Dụng cụ cào ốc khá đơn giản

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 13

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 14

Mỗi xô ốc có giá vài chục ngàn đồng

Mỗi xô ốc có giá vài chục ngàn đồng

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 16

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 17

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 18

Ốc sau khi thu hoạch được thương lái đến mua tận nơi

Ốc sau khi thu hoạch được thương lái đến mua tận nơi

Nghề "đi thụt lùi" thu tiền triệu mỗi ngày ở Quảng Nam - 20

Ốc lể được xem là đặc sản, gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân xứ Quảng

Ốc lể được xem là đặc sản, gắn với tuổi thơ của nhiều thế hệ người dân xứ Quảng

Nguồn: [Link nguồn]

Ngư dân đón ”lộc biển” đầu năm, tàu cứ cập bờ là ”cháy hàng”

Những chuyến ra khơi đón "lộc biển" đầu năm 2022 của ngư dân Thanh Hóa tuy sản lượng không nhiều như những năm trước nhưng được giá, tàu cứ vào bờ là thương lái thu...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trần Thường ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN