Mùa hè năm 2023 có thể đến sớm và nắng nóng gay gắt hơn

Sự kiện: Tin ngắn

Thời tiết có xu hướng nghiêng về pha nóng trong những tháng mùa hè 2023 nên dự báo nắng nóng có thể đến sớm và gay gắt hơn.

Nắng nóng có thể xuất hiện ở Bắc Bộ và Nam Bộ ngay trong tháng 3/2023. Ảnh minh họa

Nắng nóng có thể xuất hiện ở Bắc Bộ và Nam Bộ ngay trong tháng 3/2023. Ảnh minh họa

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trạng thái La Nina (pha lạnh) hiện tại còn duy trì trong các tháng 2 và 3/2023; sau đó nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục có xu hướng tăng trong những tháng mùa hè năm 2023, nghiêng dần về pha El Nino (pha nóng).

Nhận định một số loại hình thời tiết từ tháng 3-5/2023 như sau:

Không khí lạnh: Trong nửa cuối tháng 2/2023 và tháng 3/2023, không khí lạnh hoạt động với tần suất và cường độ giảm dần, tuy nhiên vẫn còn khả năng gây ra rét đậm tại các tỉnh vùng núi và trung du Bắc Bộ.

Bão/áp thấp nhiệt đới (ATNĐ): Từ nay đến tháng 5/2023, bão và ATNĐ ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông, nhưng nhiễu động nhiệt đới vẫn còn hoạt động trên khu vực phía Nam Biển Đông.

Nắng nóng: Có khả năng xuất hiện ở khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Nam Bộ ngay trong tháng 3; sau đó gia tăng về cường độ và lan dần sang khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ vào tháng 4-5/2023.

Không khí lạnh, nhiễu động nhiệt đới có thể gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên các vùng biển; ngoài ra đề phòng xuất hiện dông, lốc, mưa đá kèm theo. Nắng nóng có khả năng ảnh hưởng đến sản xuất và sức khỏe cộng đồng ở các khu vực xảy ra nắng nóng.

Do ảnh hưởng của thời tiết trong giai đoạn chuyển sang pha nóng, dự báo mưa tại các tỉnh Bắc Bộ sẽ ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm (TBNN), có vùng sẽ bị thiếu hụt. Mực nước trên các sông suối biến đổi chậm theo xu thế xuống.

Dòng chảy đến các hồ chứa trên sông Đà, sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt so với TBNN từ 10-30%, riêng dòng chảy đến hồ Sơn La và Hòa Bình lớn hơn TBNN do các hồ chứa thượng nguồn cấp nước bổ sung; trên sông Thao và sông Lô thiếu hụt từ 20-50%. Nguy cơ xảy ra thiếu nước cục bộ có khả năng xuất hiện tại khu vực Tây Bắc trong mùa khô năm 2023.

Khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên: Từ nửa cuối tháng 2 đến tháng 5/2023, mực nước trên các sông các sông khác ở Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên biến đổi chậm.

Lưu lượng dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và khu vực Bắc Tây Nguyên phổ biến thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 10-60%; riêng các sông từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa và khu vực Nam Tây Nguyên ở mức xấp xỉ và cao hơn TBNN từ 15-55%.

Mùa mưa ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có khả năng bắt đầu sớm hơn so với trung bình hàng năm.

Từ nay đến hết tháng 5/2023, tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khả năng xuất hiện thêm 2-3 đợt xâm nhập mặn tăng cao, tập trung trong nửa cuối tháng 2 và tháng 3/2023 (thời kỳ từ 18-24/02, từ 18-25/3); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3 và 4/2023 (thời kỳ từ 18/3-25/3, từ 17-23/4); sau đó giảm dần.

Tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng ĐBSCL cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng chống xâm nhập mặn.

Nguồn: [Link nguồn]

Đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc còn kéo dài đến khi nào?

Ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, có nơi rét đậm dưới 8 độ C.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảng Anh ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN