Luật sư của Phùng Đình Thực đề nghị VKS tranh luận đến cùng

Luật sư của bị cáo Phùng Đình Thực đề nghị Kiểm sát viên tranh luận đến cùng với những luận cứ của ông đưa ra.

Luật sư của Phùng Đình Thực đề nghị VKS tranh luận đến cùng - 1

Bị cáo Phùng Đình Thực

Luật sư đề nghị mời nguyên Chánh văn phòng PVN đến tòa

Chiều 12.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).

Trong phiên xử chiều nay, luật sư Đinh Anh Tuấn (người bào chữa cho bị cáo Phùng Đình Thực, nguyên Tổng Giám đốc PVN) đã trình bày phần bào chữa cho thân chủ của mình.

Trước đó, bị cáo Phùng Đình Thực bị Viện kiểm sát (VKS) đề nghị phạt 12-13 năm tù về tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 (dự án Thái Bình 2), bị can Phùng Đình Thực đã cùng bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch HĐTV PVN) có hành vi sai phạm trong việc chỉ đạo PVPower ký Hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban Quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD và hơn 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị can Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch HĐTV PVC) và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng không đúng mục đích ,gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền hơn 119 tỷ đồng.

Theo luật sư Tuấn, điểm mới trong lời luận tội bị cáo Phùng Đình Thực tại phiên tòa so với cáo trạng là các công tố viên đưa thêm nhận định bị cáo Thực dù biết rõ PVC không đủ năng lực nhưng vẫn cùng bị cáo Đinh La Thăng giao cho đơn vụ này làm tổng thầu dự án Thái Bình 2.

“Nghiên cứu hồ sơ vụ án tôi nhận thấy những chứng cứ có giá trị gỡ tội cho bị cáo Phùng Đình Thực đang được nhìn nhận thành chứng cứ cột tội”, luật sư Tuấn nói.

Luật sư Tuấn cho biết, cáo trạng thể hiện, ngày 18.6.2010, ông Đinh La Thăng ký nghị quyết đồng ý chủ trương giao PVC thực hiện gói thầu EPC dự án Thái Bình 2 nhưng đến ngày 15.10.2010, ông Thăng lại ký nghị quyết phê duyệt phương án liên danh tổng thầu EPC.

“Ông Thăng phải thay đổi từ “tổng thầu” sang “liên danh tổng thầu” vì trước đó, ngày 10.9.2010, ông Phùng Đình Thực đã ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo các dự án Nhiệt điện than do ông Nguyễn Quốc Khánh – nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN làm trưởng ban.

Trong đó, ông Thực yêu cầu ban này xây dựng phương án liên danh tổng thầu cho dự án Thái Bình 2, vì ông Thực nhận thấy PVC chưa đủ kinh nghiệm làm tổng thầu” - luật sư Đinh Anh Tuấn cho rằng đây là tình tiết gỡ tội cho ông Phùng Đình Thực.

Luật sư Tuấn nêu thêm, nhiều văn bản có nội dung nếu chuyển đổi công nghệ tại dự án Thái Bình 2 thì dự án đầu tư, hiệu chỉnh thiết kế tháng 6.2011 mới xong nhưng tất cả các văn bản này không được chuyển tới tay ông Phùng Đình Thực…

"Chúng tôi đã thu thập những tài liệu, giao nộp HĐXX và đề nghị mời ông Hồ Công Kỳ – nguyên Chánh văn phòng PVN đến khai báo trực tiếp tại tòa, nhưng chỉ tiếc việc này chưa được thực hiện” - luật sư Đinh Anh Tuấn nói.

Luật sư của Phùng Đình Thực đề nghị VKS tranh luận đến cùng - 2

Luật sư Đinh Anh Tuấn đề nghị VKS tranh tụng đến cùng với những luận cứ của mình.

Sẽ tranh luận đến cùng với VKS

Về việc ông Phùng Đình Thực có biết hợp đồng EPC số 33 trái quy định hay không, luật sư Tuấn cho rằng có 2 trường hợp có thể xảy ra. Thứ nhất, có thể ông Thực kết hợp ông Đinh La Thăng ký hợp đồng EPC một cách hình thức với mục đích để khởi công dự án. Trường hợp thứ hai, bị cáo Thực không chỉ đạo ký hợp đồng EPC số 33 nhưng sau đó có biết cấp dưới làm sai nhưng không chỉ đạo khắc phục mà vẫn cho thực hiện hợp đồng này.

Tuy vậy, ông Tuấn nêu nhiều luận điểm khẳng định, trước ngày 16.6.2011, ông Phùng Đình Thực không biết hợp đồng EPC số 33 không có giá trị pháp lý.

Cuối cùng, luật sư Đinh Anh Tuấn khẳng định, bị cáo Phùng Đình Thực không cố ý làm trái khi ủy quyền cho bị cáo Nguyễn Quốc Khánh ký hợp đồng số 4194 (hợp đồng chuyển đổi chủ thể hợp đồng EPC số 33).

“Trên thực tế, ông Khánh đã ký hợp đồng chuyển đổi chủ thể số 4194 mà không báo cáo lại với ông Thực về rủi ro pháp lý của hợp đồng số 33” – ông Tuấn khẳng định.

Luật sư Đinh Anh Tuấn cho rằng, điểm mấu chốt pháp lý là: Về ý thức chủ quan, ông Thực có biết hợp đồng EPC số 33 chưa đủ căn cứ pháp lý, chưa có hiệu lực thi hành? Nếu ông Thực biết mà vẫn yêu cầu chuyển đổi chủ thể để tiếp tục thực hiện hợp đồng EPC, ông Thực sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi “Cố ý làm trái”. Còn nếu ông Thực không biết thì hành vi của ông Thực thiếu yếu tố chủ quan để cấu thành tội phạm.

Cuối cùng sư Đinh Anh Tuấn kiến nghị Kiểm sát viên sẽ tranh luận đến cùng với những luận cứ của ông trên cơ sở nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội.

“Chúng tôi không hoàn toàn có ý hơn thua gì khi đề nghị như vậy, chúng tôi đang cố gắng hết sức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ của mình”, luật sư Đinh Anh Tuấn nói  và đề nghị HĐXX tuyên bố không đủ căn cứ để kết luận bị cáo Phùng Đình Thực có hành vi cấu thành tội “Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ông Phùng Đình Thực từng vi phạm trong nhận xét Trịnh Xuân Thanh

Trước khi bị khởi tố, ông Phùng Đình Thực từng có vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ, thiếu trách nhiệm trong việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Ông Đinh La Thăng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN