Không còn xã, phường "màu cam", Hà Nội có thể mở lại karaoke, vũ trường

PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, khi Hà Nội đã kiểm soát tốt tình hình dịch thì có thể xem xét cho phép karaoke, vũ trường hoạt động trở lại.

Với phương châm "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", hiện tại, TP Hà Nội đã cho phép mở lại nhiều loại hình dịch vụ, cho phép hầu hết học sinh ở các khối đến trường học trực tiếp.

Tuy nhiên, quán karaoke, vũ trường vẫn chưa được phép mở cửa ở Hà Nội.

Hiện tại, Hà Nội vẫn chưa cho phép mở lại loại hình dịch vụ karaoke và vũ trường

Hiện tại, Hà Nội vẫn chưa cho phép mở lại loại hình dịch vụ karaoke và vũ trường

Trao đổi với PV Báo Giao thông, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho rằng, môi trường trong các quán karaoke, vũ trường dễ lây lan các loại dịch bệnh liên quan đến đường hô hấp nói chung, trong đó có Covid-19.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đã kiểm soát được dịch bệnh tốt, số ca nhiễm có biến chứng nặng và tử vong giảm sâu. Có được thành quả đó là do chiến dịch tiêm chủng của ta được triển khai thần tốc và đồng bộ cũng như có kinh nghiệm và năng lực thực hiện tốt các biện pháp khác.

“Tại Hà Nội hầu hết các loại hình dịch vụ đã được mở lại hoạt động bình thường, các cấp học của sinh viên và học sinh cũng đã từng bước được học trực tiếp tại trường. Chính vì thế chúng ta có thể nên xem xét cho phép mở lại các loại hình dịch vụ karaoke, vũ trường trong điều kiện kiểm soát nghiêm ngặt”, PGS.TS Trần Đắc Phu nêu quan điểm.

PGS.TS Trần Đắc Phu

PGS.TS Trần Đắc Phu

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, để thực hiện việc cho phép mở cửa karaoke, vũ trường thì các cơ quan chức năng như của Hà Nội cần có những tiêu chí quy định cụ thể về phòng chống dịch tại các cơ sở kinh doanh này.

“Như đã nói ở trên môi trường tại các cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường dễ lây lan dịch bệnh, chính vì vậy nếu cho phép mở cửa hoạt động thì Hà Nội cần có những bộ tiêu chí để những cơ sở kinh doanh này chấp hành nghiêm", ông Phu nói.

Ví dụ, như khử khuẩn như thế nào, người vào sử dụng dịch vụ phải được xét nghiệm nhanh; nhân viên phục vụ phải được tiêm 2 mũi vaccine Covid-19 trở lên và phải thường xuyên xét nghiệm Covid-19, hay số lượng người trong một phòng hát, người hát nên theo từng nhóm (hạn chế các nhóm lạ tiếp xúc với nhau), phòng vũ trường thông thoáng được thì tốt…

Từ ngày 8/2, Hà Nội cho phép học sinh các khối lớp 7 đến 12 đã trở lại trường học trực tiếp. Học sinh lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 thuộc 18 huyện, thị xã sẽ đi học trực tiếp từ 10/2.

Học sinh, sinh viên, học viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đi học trực tiếp từ 14/2. Với học sinh lớp 1 đến lớp 6 các quận nội thành đi học trở lại từ ngày 21/2 tới.

Về phương tiện giao thông, các loại hình như xe buýt, taxi, xe công nghệ dưới 9 chỗ, xe ôm công nghệ… cũng đã hoạt động trở lại. Với các tuyến xe buýt được khôi phục hoạt động với 100% công suất và không thực hiện quy định về giãn cách trên xe.

Các rạp chiếu phim cũng được phép mở cửa hoạt động trở lại từ 10/2. Theo đánh giá cấp độ dịch mới nhất, Hà Nội không còn xã phường "màu cam".

Nguồn: [Link nguồn]

Ngày 17/2: Ghi nhận 36.190 ca COVID-19 trong nước

Bộ Y tế cho biết, trong 36.190 ca COVID-19 ghi nhận trong nước có 25.345 ca trong cộng đồng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phùng Đô ([Tên nguồn])
Kinh tế "kháng sốc" COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN