Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch"

Ngày 17-10, một tuần sau khi sự cố "vỡ đê có kế hoạch" ở Chương Mĩ (Hà Nội) cuộc sống người dân nơi đây bị đảo lộn hoàn toàn. Mưa đã tạnh hẳn song mực nước rút chậm, nên mọi sinh hàng ngày đều phải sử dụng bằng nước lũ.

Đoạn đê Hữu Bùi vỡ sáng 12-10, bà con nhiều thôn của ba xã Tân Tiến, Hoàng Văn Thụ và Nam Phương Tiến của huyện Chương Mỹ phải sống trong những ngày mênh mông biển nước. Tài sản bao năm tích cóp của nhiều gia đình đã bị dòng nước cuốn đi. Thiệt hại đối với người dân làm nông nghiệp rất nặng nề...

Theo người dân, 1 tuần nay, kể từ khi nước lũ dâng cao đến thời điểm hiện tại, mực nước nơi đây vẫn mới chỉ rút khoảng 0,2m. Nhiều nơi tại xã Nam Phương Tiến, nước lũ rút rất chậm, thôn Nhân Lý(Nam Hà) có điểm bị cô lập hoàn toàn, ngập sâu đến 2-3m.

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 1

Người dân phải sử dụng thuyền để đi lại

Những con đường bê tông chạy dọc quanh làng giờ đây chìm trong biển nước. Thuyền nhỏ trở thành phương tiện di chuyển chính cho mọi sinh hoạt của người dân nơi đây. Bà con 2 xã Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ bị cắt điện, mất nước nên họ buộc phải sử dụng chính nguồn nước ô nhiễm cho sinh hoạt.

Bác Hoàng Công Quảng (55 tuổi, xã Tân Tiến) chia sẻ: “Đây là khu vực nải nước của thành phố Hà Nôi. Mặc dù có hệ thống đê điều, nhưng năm nay vùng này vẫn gánh chịu nước lũ nặng nề nhất. Do địa hình là vùng chiêm trũng nên nhà ở đây buộc phải xây cao, rất tốn kém...”.

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 2

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 3


Thuyền trở thành phương tiện giao thông chính đi lại của người dânTrường học bị ngập lụt, hoạt động học tập của cô trò bị trì hoãn suốt một tuần nay.

Theo ghi nhận của PV CAND, người dân ở đây cho biết suốt một tuần khi xảy ra sự cố "vỡ đê", mỗi gia đình được hỗ trợ 1-2 bình nước lọc. Nước ở đây chỉ đủ để họ dùng cho ăn uống là chính. Mọi hoạt động khác như tắm giặt, rửa bát tạm thời gác lại hoặc dùng trực tiếp dòng nước lũ ô nhiễm để giặt quần áo. Phần lớn bà con trong thôn sử dụng giếng khoan nhưng nhiều hộ ở thấp mất điện không thể bơm nước, phải sống nhờ bằng bình nước lọc được hỗ trợ.

Ông Hoàng Văn Tôn (thôn Nhân Lý, xã Nam Phương Tiến) chia sẻ: “Tôi và gia đình ăn mì tôm suốt những ngày đầu. Đến ngày hôm nay di chuyển lên nhà văn hóa thôn sinh hoạt. Chính quyền, đoàn thể và nhà chùa đã hỗ trợ nhiều nên các hộ gia đình mới có cơm ăn. Nước sạch sử dụng tiết kiệm để ăn uống là chính, mặt còn không dám rửa”.

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng (xã Tân Tiến) chia sẻ: “Chưa năm nào nước lên nhanh như năm nay. Đê vỡ, nước dâng quá nhanh, đồ đạc và đàn gà không kịp thu dọn. Mỗi hộ chỉ được hỗ trợ một bình nước lọc nên thiếu nước sạch trầm trọng trong sinh hoạt. So với những năm trước, mực nước rút quá chậm, lụt về quá nhanh chỉ sau trận mưa 2008”.

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 4

Nhiều nơi nước vẫn ngập sâu 1 m

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 5

Các hộ trong thôn Nhân Lý bị cô lập hoàn toàn, phải di chuyển sinh hoạt tại nhà Văn Hóa thôn

Ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến, cho bết: “ Để đối phó với ô nhiễm môi trường và ngăn chặn dịch bệnh sau trận lũ, cán bộ xã truyên truyền tới các hộ dân nước rút tới đâu thì vệ sinh môi trường tới đó. Bên cạnh đó tăng cường cán bộ tức trực ở các trạm y tế cấp, phát thuốc xử lí các bệnh ngoài da cho bà con”.

Hiện nay, các lực lượng túc trực tại hiện trường vẫn duy trì quân số đầy đủ, bảo đảm an ninh trật tự, hướng dẫn, hỗ trợ người dân di dời đến nơi an toàn. Công an huyện Chương Mỹ tăng cường hàng chục cán bộ chiến sĩ xuống đảm bảo an ninh trật tự. 

Nước ngập, cuộc sống sinh hoạt bị đảo lộn nhưng rất mừng là công tác đảm bảo an ninh trật tự được duy trì. Cán bộ Công an xuống tận các gia đình tuyên truyền, vận động và giúp người dân khắc phục hậu quả ngập lụt, ổn định đời sống, giữ gìn ANTT.

Nước sạch, nhu yếu phẩm do chính quyền hỗ trợ, trao tận tay người dân bằng các loại xe có gầm cao hay bằng những chiếc thuyền. Công tác phát hàng cứu trợ bắt đầu từ ngày 13-10 đến nay, được sự giúp đỡ bằng vật chất của các tổ chức, cán bộ xã Nam Phương Tiến đã trao 1600 bình nước, 1387 thùng mì tôm, 3000 cây nến, 1.500 kg gạo cho 831 hộ đang bị cô lập.

"Cuộc sống người dân vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, cần sự chung tay giúp đỡ của chính quyền và cộng đồng. Theo dự báo, với tình hình như hiện nay, dự kiến phải 20 ngày nữa, nước mới rút hết. Hoạt động sản xuất, sinh hoạt của bà con mới có thể trở lại bình thường.”  - ông Nguyễn Chiến Thắng, Phó chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến cho biết...

Một số hình ảnh PV CAND ghi tại vùng ngập lụt Chương Mỹ:

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 6

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 7

Ông Hoàng Công Quảng vẫn phải dùng thuyền di chuyển trong khuôn viên nhà mình

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 8

Người dân di chuyển đồ đạc, lương thực lên nhà văn hóa thôn

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 9

Một bé trai phải nghỉ học

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 10

Thanh niên lội nước vận chuyển lương thực, thực phẩm

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 11

Dự tính phải 20 ngày nữa nước mới rút hết

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 12

Chính quyền và các cơ quan đoàn thể, nhà hảo tâm đang đến với bà con vùng bị ngập lụt Chương Mỹ

Khốn khổ cuộc sống ở Chương Mỹ sau một tuần "vỡ đê có kế hoạch" - 13

Công an huyện Chương Mỹ tăng cường CBCS xuống địa bàn, tham gia bảo vệ ANTT.

Vỡ đê bao ở Chương Mỹ: Người, lợn phải chung nhà, gà vịt bị cuốn trôi

Sau lũ lớn, thôn Nhân Lý biến thành một biển nước mênh mông khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đoàn Hồng Ngọc (CAND)
Lũ lụt ở miền Bắc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN