HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm

Lo ngại quảng cáo, rao vặt làm xấu bức tường, người dân trong một con ngõ ở Thủ đô đã góp tiền làm tường gốm sứ với những khung cảnh đậm chất làng quê Bắc Bộ xưa kia.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 1

Bức tường này dài khoảng 200m chạy dọc một bên trước cửa dãy nhà người dân.

Những ai ở Hà Nội có dịp đi qua tổ dân phố số 28 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy) đều cảm thấy ngỡ ngàng và mê mẩn trước bức tường gốm sứ ở đây.

Bức tường dài chừng 200m với hàng chục bức tranh gốm khắc họa cảnh sinh hoạt của người dân ở làng quê Bắc Bộ xưa kia. Đó là những cảnh như người nông dân đi cấy cày, mục đồng chăn trâu thả diều, ông lão câu cá, liền anh liền chị hát quan họ…

Theo tìm hiểu của phóng viên, bức tường gốm sứ này được người dân tổ dân phố số 28 Dịch Vọng Hậu góp tiền thuê thợ ở làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm) về làm từ năm 2014. Người đi đầu trong việc làm bức tường gốm này là bà Vũ Thị Bắc (57 tuổi).

Bà Bắc chia sẻ: “Tường này là tường của Trường THCS Dịch Vọng Hậu nhưng nằm ngay trước cửa nhà của chúng tôi. Do lo ngại bị quảng cáo rao vặt bủa vây, làm xấu đi bức tường nên nhà tôi thuê thợ về gắn tranh gốm lên khoảng tường trước cửa nhà. Sau đó, hàng xóm thấy đẹp nên mọi người thống nhất đồng bộ thành một bức tranh cho cả con đường”.

Bà Bắc cũng chia sẻ thêm, sở dĩ mọi người chọn những bức tranh về làng quê Bắc Bộ là vì nó đẹp, mộc mạc và chân quê. Ngoài ra, bức tường còn là cơ sở để các bậc phụ huynh giáo dục cho trẻ nhỏ.

“Trẻ nhỏ lớn lên ở thành phố ít biết đến cảnh sinh hoạt của người nông dân, không biết cái cày, cái cuốc ra làm sao… Có những bức tranh này, chiều chiều, ông bà, bố mẹ dẫn con cháu ra chơi và chỉ cho chúng về những bức tranh cũng là cách giáo dục rất tốt”, bà Bắc nói.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 2

Đường tranh gốm nằm trong khu 18-4 thuộc tổ dân phố số 28 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội).

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 3

 Nó được người dân góp tiền thuê thợ về làm từ năm 2014. Người khởi xướng là gia đình bà Vũ Thị Bắc.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 4

 Hàng chục bức tranh gốm với những khung cảnh về làng quê Bắc Bộ xưa kia được gắn lên bức tường.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 5

 Những bức tranh gốm đã làm thay đổi diện mạo của con ngõ so với trước kia.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 6

Người dân cho biết, lúc chưa có bức tường gốm này, khoảng tường thường bị quảng cáo, rao vặt thường bủa vây. Từ khi có nó, quảng cáo rao vặt vắng hẳn và người dân cũng có ý thức giữ gìn môi trường hơn.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 7

Theo người dân, mỗi bức tranh có đường kính 2mx2m  với giá từ 2-4 triệu đồng/bức. Khoảng tường trước cửa nhà ai, người đó tự bỏ tiền.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 8

 Những hình ảnh người nông dân đi cấy được tái hiện rất đẹp và sinh động.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 9

 Cảnh chợ búa tấp nập ở những làng quê Bắc Bộ xưa kia.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 10

1 Phong cảnh hữu tình với những mái nhà lợp rơm rạ bên lũy tre làng cùng với đó là cảnh đánh bắt cá dưới ao.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 11

Bà Hoàng Thị Vượng cho hay, bà rất thích bức tường này bởi ngoài giá trị thẩm mỹ, nó còn có ý nghĩa giáo dục cho các cháu nhỏ.

HN: Sợ quảng cáo rao vặt, cả ngõ góp tiền làm tường gốm - 12

 Những ai lần đầu đi vào con ngõ đều cảm thấy ngỡ ngàng vì bức tường gốm đẹp mê mẩn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN