Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc"

Tòa án Quân sự Quân khu 7 sáng nay 30-7 bắt đầu xét xử Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) cùng các đồng phạm tại Tòa án Quân sự Thủ đô.

Sáng nay 30-7, Tòa án Quân sự Quân khu 7 bắt đầu tiến hành xét xử Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc", cựu Phó tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) cùng các đồng phạm. Phiên tòa dự kiến xét xử trong 2 ngày tại Tòa án Quân sự Quân khu Thủ đô ở Hà Nội.

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 1

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (tức Út "trọc") trước tòa - Ảnh chụp qua màn hình

Theo ghi nhận của Báo Người Lao Động, ngay từ sáng sớm ngày 30-7, công tác đảm bảo an ninh được tăng cường nghiêm ngặt. Những người đến tham dự phiên tòa phải qua nhiều lớp kiểm tra an ninh khác nhau.

Phóng viên báo chí không được chụp ảnh ở khu vực cổng tòa án cũng trong sân Tòa án Quân sự Quân khu Thủ đô. Mỗi phóng viên dự tòa đều có người đi theo hướng dẫn cho tới khi vào căn phòng để tác nghiệp, tường thuật phiên toà qua màn hình.

Đúng 7 giờ 30 phút, Hội đồng xét xử (HĐXX) bắt đầu làm việc.

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 2

Hội đồng xét xử Tòa án Quân sự Quân khu 7 bắt đầu làm việc - Ảnh chụp qua màn hình

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 3

Ông Đinh Ngọc Hệ, còn gọi là Út "trọc" (đứng giữa) tại một buổi ký kết hợp đồng (Ảnh từ trang web của Bộ Giao thông Vận tải)

Trước đó, ngày 3-12-2017, Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") cùng các đồng phạm. Tới ngày 4-7-2018, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương ra Cáo trạng số 164/CT-VKSQSTW truy tố các bị can.

Bị can Đinh Ngọc Hệ bị truy tố và đưa ra xét xử về 2 tội danh: "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức". Thời điểm bị can Đinh Ngọc Hệ phạm tội đang đeo quân hàm Thượng tá, Phó tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng.

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 4

An ninh được tăng cường bên ngoài Tòa án Quân sự Quân khu Thủ đô từ sáng sớm 30-7, nơi diễn ra phiên tòa xét xử bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc)

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 5

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 6

Đường dẫn cổng Tòa án Quân sự Quân khu Thủ đô

Các bị can Trần Văn Lâm, nguyên Tổng giám đốc điều hành, Công ty Cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng; Trần Xuân Sơn, cựu Giám đốc Chi nhánh tại Bình Dương, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng; Đại tá Bùi Văn Tiệp, cựu Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không - Không quân (đã nghỉ hưu), cùng bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Ngoài ra, Phùng Danh Thắm, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, Tổng công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng, bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo cáo trạng, đây là vụ án đồng phạm, trong đó Đinh Ngọc Hệ có vai trò là người khởi xướng và chỉ đạo các đồng phạm khác thực hiện hành vi phạm tội; Lâm, Sơn và Tiệp giữ vai trò là người thực hành, giúp sức.

Báo Người Lao Động sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên tòa này.

Hình ảnh đầu tiên từ phiên tòa xét xử Út "trọc" - 7

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) đứng trước bục khai báo - Ảnh chụp qua màn hình

Theo cáo trạng của VKS Quân sự Trung ương, khi biết Tổng công ty Thái Sơn (Bộ Quốc phòng) có chủ trương mở rộng thị trường, khoảng tháng 7-2009, Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") đã đề nghị Ban Tổng giám đốc cho thành lập pháp nhân mới là doanh nghiệp cổ phần.

Đến tháng 8-2009, đại tá Phùng Danh Thắm, Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, ký quyết định đầu tư góp vốn, ủy quyền cho Cung Đình Minh và Đinh Ngọc Hệ là người đại diện vốn của cổ đông quản lý 51% cổ phần vốn điều lệ.

Tới tháng 9-2009, Công ty cổ phần phát triển đầu tư Thái Sơn được thành lập với vốn đầu tư 20 tỉ đồng. Hai cổ đông khác là bà Vũ Thị Hoa và Vũ Thị Hoan (cháu ruột Út "trọc") góp 49% cổ phần. Đến khi bị bắt, Hệ là người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc công ty.

Cáo trạng cáo buộc dù danh nghĩa là công ty con của Tổng công ty Thái Sơn nhưng thực chất vốn kinh doanh là của tư nhân. Mọi hoạt động quản lý, điều hành trực tiếp đều của Đinh Ngọc Hệ.

Trong khoảng thời gian từ 2011 đến 2016, Út "trọc" đã lợi dụng danh nghĩa là người của Bộ Quốc phòng để báo cáo không trung thực về hoạt động của công ty cổ phần, mạo nhận chức năng, nhiệm vụ phục vụ kinh tế quốc phòng để xin thi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia.

Thông qua Ban Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn, Đinh Ngọc Hệ đã đề nghị các cơ quan Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho mua bằng vốn tự có và đăng ký sử dụng xe biển quân sự, biển xanh 80A, trong đó có nhiều xe chỉ huy giá trị lớn. Sau khi được cho mua và đăng ký được biển quân sự, miễn nhiều tỷ đồng tiền thuế trước bạ, Hệ đã chỉ đạo cấp dưới ký các hợp đồng thế chấp các xe này cho những tổ chức tín dụng để vay hoặc bảo lãnh.

Cụ thể, đã thế chấp 29/38 xe biển quân sự, biển xanh 80A cho các ngân hàng, gồm: Thế chấp cho PG Bank 12 xe, MB 6 xe, BIDV 4 xe, VP Bank và Liên Việt 7 xe. Ngoài ra còn cho Công ty cổ phần Cái Mép thuê 3 xe để tạo nguồn thế chấp… Thu được số tiền hơn 6 tỉ đồng.

Không những vậy, các đối tượng còn giao xe biển quân sự, biển xanh cho nhiều đối tượng ngoài xã hội.

VKS Quân sự Trung ương kết luận hành vi nói trên của Đinh Ngọc Hệ đã ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước và quân đội.

Trong hai tội danh mà Đinh Ngọc Hệ bị cáo buộc, có tội danh "Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức" quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 341 Bộ luật Hình sự.

Theo cáo trạng, ngày 15-10-2003, khi được điều động từ Cục Hậu cần về Xí Nghiệp Hải Âu (Tổng công ty Bay dịch vụ Việt Nam), Đinh Ngọc Hệ kê khai và nộp cho cơ quan bản sao Bằng tốt nghiệp Đại học kinh tế quốc dân và bảng điểm.

Căn cứ vào hồ sơ của Hệ, tháng 4-2005, Xí nghiệp Hải Âu đề nghị bổ nhiệm Đinh Ngọc Hệ từ quân nhân chuyên nghiệp sang giữ chức sĩ quan, bị từ chối vì Hệ chưa học qua trường quân sự.

Tháng 8-2005, Đinh Ngọc Hệ chuyển công tác từ Xí nghiệp Hải Âu về Công ty ADCC và tiếp tục khai bằng đại học giả này trong lý lịch cá nhân để ADCC chứng nhận, làm đơn đề nghị bổ nhiệm từ quân nhân chuyên nghiệp sang sĩ quan.

Công ty ADCC xác minh và xác định Bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân của ông Hệ là bằng giả nên Công ty ADCC không giải quyết chuyển sang sĩ quan cho Hệ.

Đến tháng 11-2006, Đinh Ngọc Hệ có quyết định điều động từ Công ty ADCC về Nhà máy Á. Đến tháng 1-2008, Hệ về Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga. Tháng 3-2008 có quyết định bổ nhiệm làm Phó Phòng kinh doanh Công ty Thái Sơn, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga.

Tháng 12-2009, Tổng công ty Thái Sơn điều động Đinh Ngọc Hệ về Công ty Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư (CPPTĐT) Thái Sơn làm Chủ tịch HĐQT. Đến tháng 3-2011, Hệ là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CPPTĐT Thái Sơn. Tháng 4-2016, Hệ được bổ nhiệm làm phó Tổng giám đốc của Tổng công ty Thái Sơn.

Trong quá trình luân chuyển công tác này, Đinh Ngọc Hệ tiếp tục sử dụng kê khai Bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân. Cơ quan điều tra đã làm rõ, bằng Đại học trong hồ sơ, lý lịch của Hệ là giả.

Cụ thể là vào khoảng năm 2000, Đinh Ngọc Hệ mua của một đối tượng (không rõ lai lịch) 1 bảng điểm, 1 Bằng tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân giả, có nội dung "Loại hình đào tạo tại chức, ngành Quản trị kinh doanh, do Hiệu trưởng trường ký tên, cấp ngày 20-4-2000) với giá 2,5 triệu đồng.

Những ai sẽ ra tòa cùng với ”Út trọc”?

"Út trọc" được xác định là người có vai trò là người khởi xướng và chỉ đạo 4 đồng phạm khác thực hiện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Hưởng ([Tên nguồn])
Út trọc và những sai phạm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN