Hai người đi chung một xe ra đường có bị phạt?

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Hiện nay khá nhiều chốt kiểm soát tại các khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã, phường, xã tại Hà Nội đã được thiết lập để tăng mật độ kiểm tra người ra vào địa bàn. Hoạt động của các chốt kiểm soát đã hạn chế đáng kể tình trạng người dân ra đường không lý do chính đáng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị coi là xử lý quá cứng nhắc.

Hiện nay khá nhiều chốt kiểm soát tại các khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã, phường, xã tại Hà Nội đã được thiết lập để tăng mật độ kiểm tra người ra vào địa bàn. Hoạt động của các chốt kiểm soát đã hạn chế đáng kể tình trạng người dân ra đường không lý do chính đáng. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bị coi là xử lý quá cứng nhắc.

Ngày 2/8, tại chốt kiểm soát trên đường Hoàng Cầu (địa bàn phường Trung Liệt, quận Đống Đa) một số trường hợp đi hai người trên một xe máy bị lực lượng chức năng dừng xe. Các trường hợp này dù có giấy đi đường đầy đủ do cơ quan cấp nhưng vẫn bị đề nghị xử lý vì vi phạm Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBNDTP Hà Nội về cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, trong vòng 15 ngày kể từ 6h ngày 24/7/2021.

Đáng chú ý, có trường hợp 2 người đi cùng xe máy là 2 vợ chồng, ở cùng nhà và đang trên đường đến cơ quan làm việc. Tuy nhiên, vẫn bị cán bộ công an tại chốt yêu cầu xử lý. Có trường hợp hai cán bộ cùng cơ quan, cùng phòng làm việc đi xử lý công việc nên đi chung một xe máy, có đầy đủ giấy tờ vẫn bị cán bộ tại chốt trực giữ lại.

Kiểm tra người dân đi đường tại các chốt kiểm soát Ảnh minh họa

Kiểm tra người dân đi đường tại các chốt kiểm soát Ảnh minh họa

Chị Th (người bị kiểm tra) cho biết, chị và đồng nghiệp đều làm ở một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao, có giấy tờ ra đường do cơ quan cấp đầy đủ, nhưng cán bộ công an tại chốt trực Hoàng Cầu dừng xe và yêu cầu về trụ sở UBND phường Trung Liệt lập biên bản xử lý vi phạm. Chị Th đã giải thích với cán bộ chốt trực về việc mình hiện đúng quy định, không vi phạm nhưng cán bộ công an cho rằng chị “không chịu đọc quy định”.

“Tôi chứng kiến hai vợ chồng đi cùng xe máy quá bức xúc nên tranh cãi lớn tiếng với cán bộ công an. Cùng gia đình, cùng phòng làm việc cơ quan mà bắt mỗi người một xe thì rất vô lý”, chị Th kể lại sự việc lúc gần 8 giờ sáng qua tại chốt Hoàng Cầu, quận Đống Đa.

Đồng quan điểm, những người bị xử lý cho rằng các cán bộ tại chốt kiểm soát quá “cứng nhắc” khi xử lý các trường hợp trên.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Thao Hùng, Chủ tịch phường Trung Liệt (quận Đống Đa) xác nhận, sáng 2/8 có một số trường hợp là vợ chồng được công an phường tại chốt Hoàng Cầu đề nghị xử phạt vì vi phạm Chỉ thị 17 của UBND thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp được đưa UBND phường đã được xem xét lại quy định mà không bị xử phạt.

Theo lãnh đạo phường Trung Liệt, 2 vợ chồng không cùng cơ quan, đi cùng cung đường với nhau là chuyện bình thường. Dù đã được quán triệt nhưng một số chốt vẫn hiểu nhầm về Chỉ thị. Ở đây các hành vi tụ tập 2 người nơi công cộng, không đeo khẩu trang, không đảm bảo khoảng cách an toàn nơi công cộng, không có giấy đi đường... thì phải xử lý ngay chứ không phải hai người đi cùng xe máy, ô tô là xử phạt vi phạm quy định giãn cách.

Theo ông Hùng, ngay sau khi nhận được thông tin xử lý 2 người đi cùng một xe máy, lãnh đạo phường đã quán triệt ngay lực lượng tại chốt, thay lực lượng xử lý tại chốt đó.

Lãnh đạo quận Đống Đa cho biết thêm, do thời điểm này dịch đang diễn biến phức tạp và quận đang tiến hành tiêm vắc-xin nên có thể có một số chốt kiểm soát làm “căng” để kiểm soát chặt chẽ người dân đi lại.

Hiện quận Đống Đa đang lập 42 điểm chốt đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các lối vào, lối mở, các khu vực tuyến phố xuyên tâm, khu vực công cộng. Bên cạnh đó, quận cũng có phương án 2 tăng cường các chốt kiểm soát khi tình hình dịch phức tạp hơn.

Phạt phải thấu tình đạt lý

Nêu quan điểm về vụ việc, Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết, Chỉ thị 16/CT-TTg và Công văn hướng dẫn số 2601/VPCP-KGVX yêu cầu 6 nội dung cơ bản trong thực hiện giãn cách như: Cách ly giữa gia đình, thôn bản, xã, huyện, tỉnh; nhà máy sản xuất bảo đảm khoảng cách, đeo khẩu trang, khử trùng, diệt khuẩn theo quy định; Mọi người dân hạn chế tối đa ra đường trừ trường hợp thật sự cần thiết, khẩn cấp; Giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, nơi công cộng...

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các địa phương chủ động điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bảo đảm phù hợp.

Theo LS Bình, thời gian qua, lãnh đạo các tỉnh thành đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, do vậy về cơ bản các cấp, các ngành, người dân, DN đã chủ động thực hiện nghiêm. Tuy nhiên, qua theo dõi một số địa phương là chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính còn lúng túng trong việc áp dụng pháp luật đối với từng hành vi cụ thể.

Một bộ phận người dân thiếu ý thức trách nhiệm, phản ứng bất hợp tác, có hành vi vi phạm, gây khó khăn cho công tác điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, kiểm soát nguồn nguy cơ lây nhiễm và làm dịch bệnh thêm lây lan.

“Tuy nhiên, việc xử phạt cần phải thấu tình đạt lý. Ví dụ hai vợ chồng nhà chỉ có một chiếc xe máy, cùng làm chung cơ quan hoặc chung một đoạn đường không thể bắt họ phải đi hai xe riêng biệt và trong trường hợp này cũng không thể xem họ là tụ tập hai người”, LS Bình nhìn nhận.

Lãnh đạo quận Đống Đa cho biết thêm, do thời điểm này dịch đang diễn biến phức tạp và quận đang tiến hành tiêm vắc-xin nên có thể có một số chốt kiểm soát làm “căng” để kiểm soát chặt chẽ người dân đi lại.

Nguồn: [Link nguồn]

Thượng úy công an tử vong khi truy đuổi thanh niên vi phạm quy định chống dịch COVID-19

Đuổi theo thanh niên ra đường sau 18h, một thượng úy công an ở quận 6, TP.HCM gặp tai nạn, tử vong.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo HIỂU MINH ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN