Đối phó bão số 13 thành cuồng phong: Gia cố bờ biển, di dời hàng chục nghìn hộ dân

Sự kiện: Bão số 13 Vamco

Sớm 14/11, sức gió mạnh nhất của bão số 13 tăng lên 165 km/h, đạt cấp 13-14 (giật cấp 17), các tỉnh TT.Huế, Quảng Ngãi... đang hối hả di dân khỏi các vùng nguy hiểm. Chỉ riêng tại Huế, có gần 20 nghìn hộ dân buộc phải di dời.

Dự báo, 19h ngày 14/11, tâm bão số 13 sẽ vào vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Sáng 14/11, UBND tỉnh TT-Huế phát đi thông báo khẩn cập nhật thông tin về cơn bão số 13. Theo thông báo, bão số 13 di chuyển nhanh hơn dự báo, do đó, công tác di dời dân phải hoàn tất trong sáng nay.

Đối phó bão số 13 thành cuồng phong: Gia cố bờ biển, di dời hàng chục nghìn hộ dân - 1

Lực lượng chức năng tại TT-Huế đến từng nhà dân tuyên truyền, vận động, nhắc người dân sớm di chuyển đến nơi an toàn phòng tránh bão số 13.

Lực lượng chức năng tại TT-Huế đến từng nhà dân tuyên truyền, vận động, nhắc người dân sớm di chuyển đến nơi an toàn phòng tránh bão số 13.

Theo yêu cầu ứng phó bão, trong sáng 14/11, tỉnh TT-Huế phải hoàn thành di dời tập trung và tại chỗ 19.671 hộ dân, với 65.890 nhân khẩu đến nơi tránh trú an toàn.

Tại xã ven biển Phú Thuận (huyện Phú Vang), trong sáng 14/11, bên cạnh khẩn trương di dân đến nơi an toàn, lực lượng chức năng địa phương còn tập trung xử lý các điểm bờ biển bị sóng lớn xâm thực sâu vào đất liền.

Công an xã Phú Thuận ra quân tham gia xử lý bờ biển bị sạt lở do sóng lớn ở khu vực xung yếu gần các vùng dân cư ngay trước khi bão 13 đổ bộ.

Công an xã Phú Thuận ra quân tham gia xử lý bờ biển bị sạt lở do sóng lớn ở khu vực xung yếu gần các vùng dân cư ngay trước khi bão 13 đổ bộ.

Đối phó bão số 13 thành cuồng phong: Gia cố bờ biển, di dời hàng chục nghìn hộ dân - 4

Đối phó bão số 13 thành cuồng phong: Gia cố bờ biển, di dời hàng chục nghìn hộ dân - 5

Theo Chủ tịch UBND xã Đặng Tiến Tùy, đến 9h30 sáng, tại địa bàn Phú Thuận đã có 153 hộ, với 609 nhân khẩu sinh sống ở vùng nguy hiểm, được di dời đến nơi an toàn.

Còn tại các phường An Cựu, An Đông (TP Huế), lực lượng chức năng đã di dời hơn 220 hộ dân, với hơn 900 nhân khẩu ở khu vực có nhà cửa không bảo đảm an toàn, nhà cửa vùng thấp trũng, hộ gia đình già cả neo đơn… đến các vị trí có nhà cao tầng an toàn và Trung tâm Giáo dục Thể chất Đại học Huế. Các địa phương đã sẵn sàng lương thực, nhu yếu phẩm để hỗ trợ người dân trong thời gian trú tránh mưa bão.

Đối phó bão số 13 thành cuồng phong: Gia cố bờ biển, di dời hàng chục nghìn hộ dân - 6

Người dân được tuyên truyền, hướng dẫn di chuyển đến khu vực có nhà cửa cao ráo, an toàn, nhà cao tầng để tránh bão, lũ.

Người dân được tuyên truyền, hướng dẫn di chuyển đến khu vực có nhà cửa cao ráo, an toàn, nhà cao tầng để tránh bão, lũ.

Cũng trong sáng 14/11, tại thị xã Hương Thủy đã có 1.839 hộ/6.463 khẩu ở các khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ sạt lở đã được di dời đến nơi an toàn. Số hộ di dời lần này tập trung chủ yếu ở các xã, phường thấp trũng, nhà cửa thiếu an toàn, nguy cơ sạt lở cao, như Dương Hòa, Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Phương, Thủy Châu…

Theo ông Nguyễn Đắc Tập, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Thủy, hiện các lực lượng vừa tham gia giúp dân gia cố, giằng chống nhà cửa, di dân, vừa ưu tiên di chuyển người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai sắp đến ngày sinh nở đến nơi an toàn, cao ráo, các bệnh viện, trạm y tế. (Ngọc Văn) 

Đảo Lý Sơn gió giật cấp 10, Quảng Ngãi chủ động sơ tán người dân vùng sạt lở

Sáng 14/11 trao đổi với PV, ông Đặng Tấn Thành, Phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, Quảng Ngãi cho biết, vào lúc 9 giờ sáng nay gió trên đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 8 cấp 9 biển động dữ dội, sóng biển cáo 4-5m và mưa rất to. Huyện đã huy động lực lượng tiến hành sơ tán khoảng 280 hộ với gần 1.000 nhân khẩu đến tránh trú nơi kiên cố an toàn trước khi bão đổ bộ. Học sinh toàn huyện được nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hiện đã có gió mạnh cấp 8 cấp 9 giật cấp 10 biển động dữ dội, sóng biển cáo 4-5m, mưa rất to. Ảnh: Văn Mịnh.

Huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hiện đã có gió mạnh cấp 8 cấp 9 giật cấp 10 biển động dữ dội, sóng biển cáo 4-5m, mưa rất to. Ảnh: Văn Mịnh.

Huyện cũng đã liên tục tuyên truyền đến người dân về diễn biến của bão, tuyệt đối không cho tàu, thuyền ra khơi, neo đậu phải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng. Hiện tại, có 10 tàu khách, 11 tàu vận chuyển hành khách, 48 bè nuôi thủy sản, 600 tàu cá lớn nhỏ đã được neo đậu nơi an toàn.

     Chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã đi tận ngõ, gõ tận nhà vận động đưa các hộ dân có nhà ở không kiên cố đến nơi trú bão. Ảnh: Nguyễn Ngọc

     Chính quyền huyện đảo Lý Sơn đã đi tận ngõ, gõ tận nhà vận động đưa các hộ dân có nhà ở không kiên cố đến nơi trú bão. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Trước đó, vào chiều 13/11 Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ban hành công điện hỏa tốc yêu cầu các lực lượng chức năng nghiêm cấm tàu thuyền ra biển hoạt động, kể cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại, khi vùng biển Quảng Ngãi có gió cấp 6 trở lên.

Tất cả các địa phương tiến hành rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra, di chuyển tới khu vực không nguy hiểm hoặc quay về bờ neo đậu.

Tổ chức neo đậu lồng bè an toàn, đưa tàu nhỏ lên bờ để giảm thiệt hại nơi neo đậu; tuyệt đối không để người ở lại trên thuyền, lồng bè khi sóng to, gió lớn. Chủ tịch các huyện, thị xã, thành phố của Quảng Ngãi khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khi bão ảnh hưởng; dùng các phương tiện truyền thông truyền tin dự báo, cảnh báo bão cho người dân biết phòng tránh. Các xã, thị trấn chuẩn bị tốt phương án di dời, sơ tán dân đến nơi an toàn, đảm bảo đủ lương thực, nhu yếu phẩm, nhất là những vùng có nguy cơ cao chia cắt, cô lập.

Rà soát, triển khai phương án ứng phó với lũ lớn, sạt lở, huy động lực lượng di dời dân vùng trũng thấp, có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn, đặc biệt là các huyện Sơn Tây, Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Hà, Minh Long, vùng trũng tại các huyện Tư Nghĩa, Bình  Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ.

    Núi lở kéo theo đất đá, bùn nhão chảy tràn xuống sát khu vực dân cư ở thôn Cưa, xã Trà Hiệp, huyện vùng cao Trà Bồng, Quảng Ngãi.  Ảnh: Nguyễn Ngọc

    Núi lở kéo theo đất đá, bùn nhão chảy tràn xuống sát khu vực dân cư ở thôn Cưa, xã Trà Hiệp, huyện vùng cao Trà Bồng, Quảng Ngãi.  Ảnh: Nguyễn Ngọc

Ông Lữ Đình Tích, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi cho biết, để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương đã cho hơn 200 học sinh của Trường Tiểu học & THCS Ba Giang nghỉ học hơn 1 tuần qua, khi nào thời tiết tốt sẽ cho học sinh đi học trở lại. Xã Ba Giang là nơi có nhiều điểm sạt lở, nhà dân, trụ sở làm việc của xã cũng đã phải di dời.  (Nguyễn Ngọc).

Đà Nẵng: Người dân hối hả chằng chống nhà cửa trước khi bão số 13 đổ bộ

Sáng 14/11, người dân Đà Nẵng hối hả chằng chống nhà cửa trước khi bão số 13 đổ bộ. Nhiều khách sạn ở khu vực đường biển Võ Nguyên Giáp, đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt... đồng loạt đóng cửa, chằng cửa lớn, một vào khách sạn còn thuê container chắc trước cửa lớn để tránh thiệt hại khi bão số 13 đổ bộ. 

Các khách sạn, cửa hàng trên đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà) đã hoàn thành xong việc chằng chống các cửa lớn từ sáng sớm. Các tấm kính cũng được dán băng keo chằng chịt để hạn chế bị gió tạt vỡ hoặc mảnh kính vương vãi làm người đi đường bị thương. Ảnh: Giang Thanh

Các khách sạn, cửa hàng trên đường Phạm Văn Đồng (quận Sơn Trà) đã hoàn thành xong việc chằng chống các cửa lớn từ sáng sớm. Các tấm kính cũng được dán băng keo chằng chịt để hạn chế bị gió tạt vỡ hoặc mảnh kính vương vãi làm người đi đường bị thương. Ảnh: Giang Thanh

Nhiều nhân viên các nhà hàng ven biển vẫn đang hối hả dùng thanh sắt, thanh gỗ để chằng các cửa lớn nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão. Ảnh: Giang Thanh

Nhiều nhân viên các nhà hàng ven biển vẫn đang hối hả dùng thanh sắt, thanh gỗ để chằng các cửa lớn nhằm giảm thiểu thiệt hại do bão. Ảnh: Giang Thanh

Dù đến 12h trưa ngày 14/11, Đà Nẵng mới ban hành lệnh "giới nghiêm", cấm người dân ra đường nhưng từ sáng nay, nhiều cửa hàng đã đóng cửa. Nhiều cửa hàng thời trang trên tuyến phố Lê Duẩn cũng đồng loạt đóng cửa, các cửa lớn được dùng thang, thanh gỗ chằng lại. Ảnh: Giang Thanh

Dù đến 12h trưa ngày 14/11, Đà Nẵng mới ban hành lệnh "giới nghiêm", cấm người dân ra đường nhưng từ sáng nay, nhiều cửa hàng đã đóng cửa. Nhiều cửa hàng thời trang trên tuyến phố Lê Duẩn cũng đồng loạt đóng cửa, các cửa lớn được dùng thang, thanh gỗ chằng lại. Ảnh: Giang Thanh

Một số khách sạn còn thuê cả container để che chắn khu vực cửa lớn để hạn chế tối đa thiệt hãi do bão số 13 gây ra. Ảnh: Giang Thanh

Một số khách sạn còn thuê cả container để che chắn khu vực cửa lớn để hạn chế tối đa thiệt hãi do bão số 13 gây ra. Ảnh: Giang Thanh

Các quán nhậu ở khu vực đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) được chằng chống hết sức cẩn thận. Các nhà hàng, quán nhậu này hầu hết để dựng bằng khung sắt, kính và tôn nên rất dễ bị gió lớn quật. Ảnh: Giang Thanh

Các quán nhậu ở khu vực đường Võ Văn Kiệt (quận Sơn Trà) được chằng chống hết sức cẩn thận. Các nhà hàng, quán nhậu này hầu hết để dựng bằng khung sắt, kính và tôn nên rất dễ bị gió lớn quật. Ảnh: Giang Thanh

Các cửa hàng, quầy bar.... dọc khu vực bãi biển Mỹ Khê, T20... (quận Sơn Trà) cũng đồng loạt đóng cửa và dùng dây thép neo chằng lại để tránh gió lớn. Ảnh: Giang Thanh

Các cửa hàng, quầy bar.... dọc khu vực bãi biển Mỹ Khê, T20... (quận Sơn Trà) cũng đồng loạt đóng cửa và dùng dây thép neo chằng lại để tránh gió lớn. Ảnh: Giang Thanh

Người dân cũng hối hả dán cửa kính, chằng chống cửa nẻo. Nhiều gia đình vẫn còn để nguyên bao cát chắn mái tôn từ đợt bão số 9 nên chỉ cần gia cố thêm. Ảnh: Giang Thanh

Người dân cũng hối hả dán cửa kính, chằng chống cửa nẻo. Nhiều gia đình vẫn còn để nguyên bao cát chắn mái tôn từ đợt bão số 9 nên chỉ cần gia cố thêm. Ảnh: Giang Thanh

Các cửa hàng treo biển đóng cửa trước 10h30 ngày 14/11 theo lệnh giới nghiêm của UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Giang Thanh

Các cửa hàng treo biển đóng cửa trước 10h30 ngày 14/11 theo lệnh giới nghiêm của UBND TP Đà Nẵng. Ảnh: Giang Thanh

Trong sáng nay, rất đông người dân cũng hối hả đi mua các nhu yếu phẩm, thực phẩm và đồ dùng cần thiết. Ghi nhận tại chợ Đống Đa (quận Hải Châu), người dân chen chúc đi chợ. Ảnh: Giang Thanh

Trong sáng nay, rất đông người dân cũng hối hả đi mua các nhu yếu phẩm, thực phẩm và đồ dùng cần thiết. Ghi nhận tại chợ Đống Đa (quận Hải Châu), người dân chen chúc đi chợ. Ảnh: Giang Thanh

Các hàng rau quả tươi cũng tấp nập khách mua. Ảnh: Giang Thanh

Các hàng rau quả tươi cũng tấp nập khách mua. Ảnh: Giang Thanh

Tiếp tục cập nhật...

Nguồn: [Link nguồn]

Nỗi buồn phố Hội: 7 lần ”chạy” lũ trong chưa đầy 2 tháng

"Trong chưa đầy 2 tháng, từ đầu tháng 10 đến nay, tôi đã phải 7 lần dọn nhà để "chạy" lũ. Nước ở đây lên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Văn- Nguyễn Ngọc-Giang Thanh ([Tên nguồn])
Bão số 13 Vamco Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN