Điểm mặt 5 giống chó được cảnh sát Việt Nam tuyển làm trợ thủ

Sự kiện: Thời sự

Lực lượng cảnh sát Việt Nam đang huấn luyện, sử dụng 5 giống chó phục vụ điều tra phá án, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn. Đó là những giống chó nào?

Điểm mặt 5 giống chó được cảnh sát Việt Nam tuyển làm trợ thủ - 1

Béc giê Bỉ (trái) và béc giê (Đức) hai giống chó được sử dụng ở tất các chuyên khoa huấn luyện.

Giống chó nghiệp vụ nào đa “tài” nhất?

Chó nghiệp vụ được xem là trợ thủ đắc lực cảnh sát trong công tác bảo vệ, truy tìm, bắt giữ tội phạm, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn. Những chú chó nghiệp vụ được lực lượng công an sự dụng hiện nay đều do Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ (K204), Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Bộ Công an hiện là huấn luyện, trang bị.

Trao đổi với PV, thiếu tá Dương Phương Nam – Phó trưởng phòng Chăn nuôi thú y (Phòng 3, K204) cho biết, hiện Cục đang chăm sóc, huấn luyện 5 giống chó nghiệp vụ gồm: Béc giê Đức, Béc giê Bỉ (tên gọi khác Malinois), Rottweiler, Labrador, Cocker.

Theo thiếu tá Nam, trong 5 giống trên, mỗi giống có thế mạnh, tính cách, thể chất khác nhau nên sẽ được huấn luyện cho phù hợp với từng nhiệm vụ. Tuy nhiên, chó Béc giê là giống chó “đa tài” nên được sử dụng được ở tất cả các chuyên khoa huấn luyện.

“Béc giê Đức và Béc giê Bỉ là hai giống chó rất khỏe mạnh, có tính cách hung dữ nhưng rất thông minh, linh hoạt nhờ thần kinh vững vàng vì vậy có thể sử dụng ở tất cả các chuyên khoa huấn luyện. Béc giê cũng có tinh thần dũng cảm, nghe lời chủ nhân”, Thiếu tá Nam cho biết.

Điểm mặt 5 giống chó được cảnh sát Việt Nam tuyển làm trợ thủ - 2

Chó Rottweiler có thân hình to lớn được sử dụng làm nhiệm vụ bảo vệ.

Đối với giống chó Rottweiler, Cục Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng động vật nghiệp vụ chủ yếu huấn luyện làm công tác bảo vệ.

“Rottweiler là giống chó có ngoại hình rất to khỏe và có tính cánh hung dữ nhưng chúng cũng thông minh, trung thành và biết nghe lời nên chúng tôi huấn luyện, trang bị cho các đơn vị trại giam làm công tác canh gác, bảo vệ”, thiếu tá Nam cho biết.

Với giống chó Labrador và Cocker, theo thiếu tá Nam, Labrador và Cocker là những giống chó nhỏ, thông minh cao, bình tĩnh, ham sục sạo, tìm kiếm nên chủ yếu được sử dụng vào chuyên khoa tìm kiếm, giám biệt mùi.

Điểm mặt 5 giống chó được cảnh sát Việt Nam tuyển làm trợ thủ - 3

Chó Labrador được sử dụng chủ yếu vào công tác giám biệt mùi.

“Khả năng đánh mùi của chó Labrador và chó Béc giê như nhau. Tuy nhiên, chó Labrador ham sục sạo, tìm kiếm hơn chó Béc giê nên sử dụng việc tìm kiếm ma túy, thuốc nổ phù hợp hơn”,  thiếu tá Nam cho biết.

Tuyển chọn khắt khe

Thiếu tá Dương Phương Nam cho biết, một chú chó được chọn đưa đi huấn luyện chó nghiệp vụ cần nhiều phẩm chất đặc biệt và được tuyển chọn rất khắt khe.

“Những giống chó của Cục đang chăm sóc huấn luyện đa số đều được nhập từ nước ngoài về. Sau đó, Phòng Chăm sóc thú y sẽ nuôi dưỡng chó giống để chúng thích nghi với điều kiện thời tiết khí hậu của Việt Nam trước khi phối giống sinh sản. Khi đàn chó con chào đời sẽ được một tổ chăm sóc đặc biệt.

Điểm mặt 5 giống chó được cảnh sát Việt Nam tuyển làm trợ thủ - 4

Chó Cocker cũng được huấn luyện giám biệt mùi.

Tới khi đàn chó con được 2-3 tháng tuổi, chúng sẽ được chuyển sang tổ bồi dưỡng năng lực như mắt tinh, tai thính, mũi nhạy…

Khi chú chó được 10-12 tháng tuổi, Hội đồng giám định của Cục sẽ đánh giá chất lượng chó. Những con chó nào có phẩm chất, năng lực đặc biệt sẽ được giữ lại làm giống, những chú chó đạt tiêu chuẩn sẽ được chuyển qua phòng huấn luyện, số không đạt yêu cầu sẽ bị thải loại”, Phó trưởng Phòng Chăn nuôi thú y cho hay.

Thiếu tá Dương Phương Nam cho biết thêm, những con chó được chọn làm giống sẽ được ăn chế độ cao hơn chó chiến đấu. “Chó nhân giống được ăn thêm sữa tươi hoặc trứng vịt lộn, chó chiến đấu thì không có chế độ này”, thiếu tá Dương Phương Nam cho hay.

Điểm mặt 5 giống chó được cảnh sát Việt Nam tuyển làm trợ thủ - 5

Thiếu tá Dương Phương Nam.

Chia sẻ với chúng tôi về phẩm chất để chọn ra một chú chó nghiệp tốt, thiếu tá Nam cho biết, một con chó nghiệp vụ tốt trước tiên phải khỏe mạnh và có thần kinh cân bằng linh hoạt, tức là quá trình hưng phấn và ức chế cân bằng nhau.

“Con chó vừa nhanh nhẹn, hoạt bát, ham sục sạo, nhạy cảm với kích thích xung quanh, xông xáo dữ tợn nhưng vẫn giữ được bình tĩnh”, thiếu tá Nam nói về đặc điểm của con chó có thần kinh cân bằng linh hoạt.

Tuy nhiên, thiếu tá Dương Phương Nam cho rằng, phẩm chất, năng lực của con chó rất quan trọng nhưng để trở thành một chú chó nghiệp vụ xuất sắc, con chó cần một người huấn luyện giỏi.

-------------------

Những chú chó béc giê được chiến sĩ cảnh sát huấn luyện các kỹ năng vượt chướng ngại vật, cắn vào người và quật ngã tên tội phạm đang bỏ chạy.

Đón đọc bài tiếp theo: "Xem cảnh sát chỉ huy chó nghiệp vụ luyện công trấn áp tội phạm" vào lúc 19h ngày  19/2/2018

Chuyện cảm động về chú chó nghiệp vụ hy sinh khi bắt kẻ buôn ma túy

“Chú chó nghiệp vụ là đồng đội cùng chiến đấu và bảo vệ mình nên khi chúng ngã xuống chúng tôi rất đau lòng”, Đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Xuân Lực ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN