Đề xuất rút học phổ thông xuống 11 năm: Chuyên gia nói gì?

Trước ý kiến của đại biểu Quốc hội nên rút học phổ thông 12 năm xuống còn 11 năm, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng, phần lớn các nước tiên tiến trên thế giới đều áp dụng hệ học phổ thông 12 năm. Do vậy, Việt Nam không nên thay đổi.

Chiều 11/6, tại phiên chất vấn Bộ trưởng GD-ĐT Phạm Vũ Luận trước Quốc hội, đại biểu Trịnh Ngọc Phương, tỉnh Tây Ninh, cho biết, nhiều nhà khoa học nhận định hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm như hiện nay không phù hợp, cần rút ngắn. Theo đại biểu Phuơng, đã đến lúc phải đổi mới toàn diện chương trình phổ thông nên theo cơ cấu 9+2 thay vì 12 năm. Vì xét hoàn cảnh phần lớn người học và điều kiện kinh tế của đất nước, việc kéo dài đến 12 năm học là không phù hợp, lãng phí, các em học hết 12 năm vẫn quay về lao động chân tay, nếu thi rớt đại học.

Đề xuất rút học phổ thông xuống 11 năm: Chuyên gia nói gì? - 1

 GS Phạm Minh Hạc - nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

GS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết, năm 2013, theo thống kê của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, phần lớn các nước trên thế giới đều sử dụng hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Chỉ có ít nước sử dụng hệ học phổ thông 11 năm.

Ở Việt Nam, trong kháng chiến chống Pháp, ta sử dụng hệ thống giáo dục phổ thông 9 năm, sau tăng lên 12 năm. Mặt khác, nghị quyết của Hội nghị Trung ương 8 cũng đã quyết định chọn hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm.

“Quan điểm của tôi là vẫn giữ nguyên hệ giáo dục học phổ thông 12 năm. Bởi nhiều nước tiên tiến trên thế giới cũng áp dụng hệ học phổ thông 12 năm và họ đã có nghiên cứu chứng minh là phù hợp”, GS Hạc nói.

GS Hạc dẫn chứng, ở Anh, Mỹ, Đức… hiện nay cũng đều sử dụng hệ giáo dục phổ thông 12 năm. Chỉ có điều khác là các nước này phân hóa, phân ban trình độ nhận thức của học sinh từ sớm. Nước Anh cũng chỉ để học sinh học phổ thông đến hết 10 năm, 2 năm cuối cùng người ta gọi là trình độ A (ở Việt Nam gọi là lớp 11, 12). Học sinh được học theo môn mà mình dự định thi vào đại học, cao đẳng. Như vậy, với chương trình này, sau lớp 10, một số học sinh cũng có thể đi học nghề, lao động…

Đồng quan điểm trên, Tiến sĩ  Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng, cũng cho rằng, nên giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông 12 năm. Bởi theo Tiến sĩ Lâm, nếu thay đổi, Việt Nam sẽ phải đổi mới rất nhiều thứ như: hệ thống sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình học… Những việc này khá tốn kém, trong khi đó kinh phí đầu tư cho giáo dục chưa thật sự nhiều. Hơn nữa, ở nước ngoài, phần lớn dạy học sinh cả ngày, còn ở Việt Nam chỉ dạy nửa ngày.

“Như vậy, số giờ để cho học sinh trau dồi kiến thức, kỹ năng ít và các em sẽ khó đảm bảo chương trình học hiện nay. Thêm nữa, nếu bớt đi một năm, sự trưởng thành ở các em chưa nhiều, khi ra ngoài xã hội, các em dễ vấp ngã, ứng xử trong công việc chưa linh hoạt”, Tiến sĩ Lâm chia sẻ.

“Tôi cũng đã ra nước ngoài. Tôi thấy ở các nước tiên tiến cũng sử dụng hệ giáo dục phổ thông 12 năm. Ở nước Đức cũng học 12 năm, nhưng trong quá trình học phổ thông họ phân luồng rất rõ. Ngay từ lớp 9, những em học tốt mới cho vào trường học phổ thông tốp trên rồi học tiếp lên đại học. Còn học sinh trung bình sang học tốp dưới rồi đi vào học nghề hoặc học trường cao đẳng. Việc phân luồng họ làm rất chặt. Tôi thấy Việt Nam cũng có thể xem xét để học hỏi việc phân luồng này”, Tiến sĩ Lâm nói.

Đề xuất rút học phổ thông xuống 11 năm: Chuyên gia nói gì? - 2

Học sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT

Theo PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, nguyên Phó Ban tuyên giáo Trung ương, Chủ nhiệm khoa Lịch sử, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, với điều kiện như hiện nay, Việt Nam nên giữ nguyên học phổ thông 12 năm. Bởi có hơn 100 nước trên thế giới đang sử dụng hệ học phổ thông 12 năm và họ cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh việc học 12 năm là hợp lý. Chỉ có số ít nước như Philippines sử dụng hệ học phổ thông 11 năm, nhưng hiện nay cũng đang cân nhắc chuyển sang hệ 12 năm.

“Hiện tại, tôi thấy nhiều học sinh trung học phổ thông khi tốt nghiệp ra trường trình độ, nhận thức vẫn còn kém. Nếu rút ngắn hệ giáo dục phổ thông xuống còn 11 năm, học sinh ở miền núi có thể bị cắt giảm chương trình thì khi tốt nghiệp trình độ sẽ còn kém hơn. Do vậy quan điểm của tôi vẫn ủng hộ hệ học phổ thông 12 năm”, PGS.TS Vỳ nói.

Về ý kiến cho rằng việc kéo dài đến 12 năm học là không phù hợp, lãng phí, phần lớn các em học hết 12 năm vẫn quay về lao động chân tay, nếu thi rớt đại học, TS Vỳ cho rằng, mục tiêu hướng đến việc giảm chi phí cũng cần thiết nhưng việc lo cho học sinh đến nơi đến chốn và chất lượng vẫn quan trọng hơn. Nếu giảm bớt được một năm mà chương trình không đảm bảo thì lại không tốt.

Để nhận ngay ĐIỂM THI Tốt Nghiệp 2014, soạn tin:

DIEM Mãtỉnh Sốbáodanh gửi 8702

VD: Thí sinh tại Hà Nội, có SốBD là 102886. Soạn tin:

DIEM 1A 102886 gửi 8702

Xem chi tiết bấm đây

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN