Đề xuất làm các hòn đảo nổi giữa sông Sài Gòn kết nối với Thủ Thiêm

Sự kiện: Thời sự

Hiện nay, sông Sài Gòn chảy qua khu vực trung tâm rất thiếu các kết nối để kéo hai bờ lại gần nhau hơn.

Sau thời gian tham khảo, lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia, liên danh tư vấn Tổ chức khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE Global) và Viện Quy hoạch vùng Paris (IPR) đã có báo cáo mới nhất về phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn.

Cụ thể, sau hội thảo Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine được Sở QH-KT TP.HCM tổ chức đầu tháng 3, liên danh tư vấn trên vừa hoàn thiện báo cáo phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn gửi Sở QH-KT TP.HCM. Theo đó, liên danh đề xuất kết nối trung tâm TP qua sông Sài Gòn bằng một số hòn đảo vườn trước khi đến Thủ Thiêm. Trong ảnh là mô phỏng các đảo vườn nổi giữa lòng sông Sài Gòn, cạnh đó có thêm một hoặc hai cầu đi bộ qua sông.

Cụ thể, sau hội thảo Phát triển không gian, chức năng dọc hành lang sông Sài Gòn theo kinh nghiệm của Pháp về sông Seine được Sở QH-KT TP.HCM tổ chức đầu tháng 3, liên danh tư vấn trên vừa hoàn thiện báo cáo phát triển toàn diện hành lang sông Sài Gòn gửi Sở QH-KT TP.HCM. Theo đó, liên danh đề xuất kết nối trung tâm TP qua sông Sài Gòn bằng một số hòn đảo vườn trước khi đến Thủ Thiêm. Trong ảnh là mô phỏng các đảo vườn nổi giữa lòng sông Sài Gòn, cạnh đó có thêm một hoặc hai cầu đi bộ qua sông.

Hình ảnh 3D về các đảo vườn màu xanh giữa lòng sông. Theo liên danh tư vấn, để giảm độ rộng lòng sông khoảng 250m của sông Sài Gòn (khá rộng so với sông Singapore và gấp đôi sông Seine), cần những hòn đảo để tạo "bước đi màu xanh (theo kiểu Nhật Bản)" để kết nối thuận tiện hơn. Các đảo này có thể xây cố định hoặc nổi và được làm gần bờ trái nơi dòng sông chảy chậm hơn. Trên đảo cũng sẽ có quán nhạc, quán cà phê, nhà hàng nổi, hồ bơi... làm tăng trải nghiệm vượt sông và tạo nên một điểm du lịch và giải trí hấp dẫn.

Hình ảnh 3D về các đảo vườn màu xanh giữa lòng sông. Theo liên danh tư vấn, để giảm độ rộng lòng sông khoảng 250m của sông Sài Gòn (khá rộng so với sông Singapore và gấp đôi sông Seine), cần những hòn đảo để tạo "bước đi màu xanh (theo kiểu Nhật Bản)" để kết nối thuận tiện hơn. Các đảo này có thể xây cố định hoặc nổi và được làm gần bờ trái nơi dòng sông chảy chậm hơn. Trên đảo cũng sẽ có quán nhạc, quán cà phê, nhà hàng nổi, hồ bơi... làm tăng trải nghiệm vượt sông và tạo nên một điểm du lịch và giải trí hấp dẫn.

Trên thực tế, hiện nay sông Sài Gòn chảy qua khu vực trung tâm rất thiếu các kết nối để 2 bờ đến gần nhau hơn. Ảnh chụp từ Bảo tàng TP.HCM nhìn ra lòng sông Sài Gòn.

Trên thực tế, hiện nay sông Sài Gòn chảy qua khu vực trung tâm rất thiếu các kết nối để 2 bờ đến gần nhau hơn. Ảnh chụp từ Bảo tàng TP.HCM nhìn ra lòng sông Sài Gòn.

Lòng sông nhìn từ trên cao còn khoảng không khá lớn để kết nối bờ bên kia.

Lòng sông nhìn từ trên cao còn khoảng không khá lớn để kết nối bờ bên kia.

Theo liên danh tư vấn, đề xuất trên có thể tham khảo từ thực tế nghiên cứu điển hình: Bờ sông Bordeaux (Pháp) và việc tái phát triển bến cảng cũ. Nó giải quyết mối quan hệ với sông Garonne nhờ “bến cảng có vườn” dành cho người đi bộ.

Theo liên danh tư vấn, đề xuất trên có thể tham khảo từ thực tế nghiên cứu điển hình: Bờ sông Bordeaux (Pháp) và việc tái phát triển bến cảng cũ. Nó giải quyết mối quan hệ với sông Garonne nhờ “bến cảng có vườn” dành cho người đi bộ.

Nghiên cứu điển hình khác là tái phát triển Bến cảng nước sâu Copenhagen (Đan Mạch): Thiết lập kết nối kênh trung tâm tại cảng thành phố cũ. Quy hoạch cho bến cảng nước sâu này bao gồm một không gian công cộng rộng lớn và sôi động với các hoạt động giải trí cho du khách và cư dân. Đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận bờ biển và tính liên tục của đường đi bộ dọc kênh, waterbus cũng như cầu đi bộ.

Nghiên cứu điển hình khác là tái phát triển Bến cảng nước sâu Copenhagen (Đan Mạch): Thiết lập kết nối kênh trung tâm tại cảng thành phố cũ. Quy hoạch cho bến cảng nước sâu này bao gồm một không gian công cộng rộng lớn và sôi động với các hoạt động giải trí cho du khách và cư dân. Đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận bờ biển và tính liên tục của đường đi bộ dọc kênh, waterbus cũng như cầu đi bộ.

Nguồn: [Link nguồn]

Sở TN&MT TP.HCM vừa có báo cáo về về công tác tài nguyên và môi trường quý I và nhiệm vụ, giải pháp quý 2-2024, trong đó có nêu về công tác đấu giá các lô đất và gần 3.800 căn hộ chung cư ở khu đô thị Thủ Thiêm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo KIÊN CƯỜNG ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN