Đề xuất đổi hơn 22 triệu bằng lái xe sang bản cứng: Người dân được lợi gì?

Sự kiện: Tin ngắn

Dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ đề xuất quy định bắt buộc đổi hơn 22 triệu giấy phép lái xe (GPLX - bằng lái) từ bìa giấy sang bản nhựa (PET). Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, cần làm rõ sự cần thiết và đánh giá tác động của việc này đến người dân.

Bằng lái phải đổi chủ yếu là mô tô - xe máy

Tại dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ vừa được cập nhật, bổ sung, cơ quan soạn thảo là Bộ Công an (chủ trì), Bộ GTVT thống nhất đề xuất đổi bằng lái xe từ vật liệu bìa giấy sang vật liệu nhựa cứng (PET).

Tất cả bằng lái xe máy bìa giấy được đề xuất đổi sang vật liệu PET

Tất cả bằng lái xe máy bìa giấy được đề xuất đổi sang vật liệu PET

Lý giải cho việc này, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, hiện cả nước có khoảng 22 triệu giấy phép lái xe người dân còn đang sử dụng là bìa giấy, những giấy phép lái xe này chủ yếu là cấp cho người điều khiển mô tô - xe máy, bao gồm các loại bằng A1, A2 và A3. “Đây là các loại bằng lái mô tô được cấp trước năm 2012 và không có thời hạn sử dụng. Người được cấp được phép sử dụng để điều khiển mô tô, xe máy đến hết đời”, đại diện cơ quan soạn thảo, thông tin.

Theo Đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT), hiện nay các giấy tờ cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước cấp, trong đó có giấy phép lái xe sẽ được số hóa và cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (VNeID). Do vậy, cùng với giấy phép lái xe ô tô, giấy phép lái xe máy cũng cần chuẩn hóa theo các quy định mới để cập nhật, tạo sự quản lý đồng bộ trên cả nước.

Lý giải nguyên nhân bằng lái xe máy phải đổi vật liệu PET mới cập nhật được lên hệ thống ứng dụng VNeID, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý người lái và phương tiện (Cục Đường bộ Việt Nam) cho hay: Do giấy phép lái xe máy vật liệu bìa giấy đang thiếu dữ liệu ngày tháng sinh, số căn cước công dân nên không thể tích hợp hệ thống quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam cũng như hệ thống dữ liệu quốc gia về dân cư VNeID.

Từ thực tế trên, cơ quan soạn thảo đã đề xuất đưa nội dung này vào dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ để trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp gần nhất.

Chi phí hàng nghìn tỷ đồng đổi giấy phép mới

Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam (VATA) nói rằng, ở góc độ quản lý nhà nước, việc đổi bằng lái xe máy để tích hợp với hệ thống quản lý dân cư cả nước là phù hợp. Tuy nhiên, ông Quyền cũng nêu thực tế, mức độ cần thiết cho công tác quản lý đến đâu thì chưa có thông tin.

Chủ tịch VATA đánh giá, nếu dự thảo luật được thông qua, ngoài yếu tố xã hội, chi phí cho việc thực hiện này cũng rất lớn, trong đó có chi phí nhà nước phải chi cho việc thực hiện; chi phí người dân phải bỏ ra khi đi đổi bằng lái. Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, hiện nay việc cấp, đổi 1 bằng lái xe máy người dân phải trả chi phí là 135.000 đồng/trường hợp. Như vậy với 22 triệu bằng lái xe máy phải đổi, số kinh phí người dân phải bỏ ra cho việc này là khoảng 3.000 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến việc người dân phải dành thời gian cho việc đi làm thủ tục, phải xếp hàng, đi lại nhiều lần nếu các điểm cấp, đổi, giao dịch bị quá tải.

“Với mức chi phí lớn như vậy thì cơ quan thẩm định dự thảo luật và cơ quan soạn thảo cần làm rõ sự cần thiết của việc đổi bằng lái xe này. Từ đó, có đánh giá tác động xã hội; thời gian, chi phí người dân bỏ ra, hiệu quả của chính sách mang lại. Cần làm rõ như vậy để cung cấp dữ liệu, thông tin đầy đủ giúp người dân, cơ quan thẩm tra có ý kiến sát thực nhất”, ông Quyền đề nghị.

Bộ Tư pháp từng tuýt còi

Luật sư Bùi Sinh Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cho rằng, trong trường hợp dự thảo luật được thông qua, cơ quan quản lý xác định cần phải đổi thì với hơn 22 triệu bằng lái xe máy không thể đổi trong vòng 1- 2 năm. Do vậy, để không gây lo lắng cho người dân, xáo trộn xã hội, cơ quan quản lý, cần đưa ra cả thời gian thực hiện, có thể phù hợp từ 3- 5 năm.

Chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên nêu thực tế, trước đây việc đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET đã được Bộ GTVT ban hành quy định và thực hiện trong các năm 2012, 2013. Cùng với phục vụ công tác quản lý cho thuận tiện, khi đó Bộ GTVT đã yêu cầu, các bằng lái xe giấy phải đổi sang vật liệu PET trong thời gian từ 1 đến 2 năm, với trường hợp không đổi đúng thời gian sẽ phải đi học, thi lại. Việc này đã tạo nên sự quá tải cho các điểm cấp, đổi giấy phép lái xe, gây xáo trộn xã hội.

Sau đó, quy định này đã bị Bộ Tư pháp “tuýt còi” vì cho rằng vi hiến, không phù hợp các quy định của pháp luật.

Từ đó đến nay, việc đổi bằng lái xe sang chất liệu PET chỉ thực hiện khi bằng lái xe của người dân hết hạn sử dụng; cũ, hỏng được người sử dụng mang đi đổi, làm lại.

Cùng với chi phí người dân phải trả cho hơn 22 triệu bằng lái xe mô tô - xe máy lên đến khoảng 3.000 tỷ đồng, các chuyên gia giao thông cho rằng, khi triển khai việc cấp đổi từ bằng bản giấy sang PET, cơ quan thực hiện phải tiếp tục đề xuất nhà nước chi ngân sách đầu tư trang thiết bị phương tiện sản xuất thẻ, in ấn, công nghệ làm ra thẻ PET. Chuyên gia giao thông cho rằng kinh phí này cùng đội ngũ nhân lực đi kèm cũng không hề nhỏ.

Ông Nguyễn Văn Quyền cho biết, hiện nay việc cấp, đổi 1 bằng lái xe máy người dân phải trả chi phí là 135.000 đồng/trường hợp. Như vậy với 22 triệu bằng lái xe máy phải đổi, số kinh phí người dân phải bỏ ra cho việc này là khoảng 3.000 tỷ đồng. Đó là chưa tính đến việc người dân phải dành thời gian cho việc đi làm thủ tục, phải xếp hàng, đi lại nhiều lần nếu các điểm cấp, đổi, giao dịch bị quá tải.

Nguồn: [Link nguồn]

Từ 15/9, gặp CSGT, tài xế ô tô và xe máy được xuất trình bằng lái, đăng ký xe trên VNeID?

Tại Thông tư 32/2023/TT-BCA, Bộ Công an đã quy định rõ những giấy tờ lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) có thẩm quyền kiểm soát.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhóm PV Thời sự ([Tên nguồn])
Tin ngắn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN