“Đề xuất cấm xe máy là giải pháp tồi, không có tâm”

Liên quan đến đề xuất và phát biểu của PGS.TS Phạm Xuân Mai “phải cấm xe máy vào trung tâm TP.HCM, không đem cái nghèo ra dọa nhau mãi…” vì cho rằng xe máy là thủ phạm gây kẹt xe, chuyên gia giao thông khác cho rằng đây là một giải pháp tồi, không có tâm và vô trách nhiệm với người dân.

“Đề xuất cấm xe máy là giải pháp tồi, không có tâm” - 1

Xe máy bị cho là thủ phạm “chiếm đất” gây kẹt xe ở TP.HCM

Chiều 21.4, TS Phạm Sanh – Chuyên gia nghiên cứu giao thông - đô thị đã có những trao đổi sau khi nghe đề xuất cấm hẳn xe máy vào trung tâm TPHCM của PGS.TS Phạm Xuân Mai.

“80- 90% dân số TP.HCM đi xe máy. Họ là sinh viên, công nhân lao động và cán bộ công chức... Vậy họ là người thiếu ý thức?. Họ chạy xe máy lòng vòng đâu phải đi chơi?...”, ông Sanh bức xúc và cho rằng phát biểu "xe máy là kẻ chiếm đất, thủ phạm gây kẹt xe, gây tổn thất về kinh tế" đang tác động xấu, gây hoang mang dư luận.

Chuyên gia nói: “Đề xuất cấm xe máy thì người dân đi bằng xe gì?. Đây không phải là câu chuyện mới mà đã 20 năm nay “nhai đi, nhai lại” và chịu sự phản ứng nhiều từ dư luận”.

Theo ông Sanh, hiện tại phương tiện công cộng ở TP.HCM chưa đủ để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Ngoài ra, việc di chuyển bằng xe buýt cũng có nguy cơ trễ giờ làm, giờ học. Mặt khác, việc cấm xe máy, những người có điều kiện sẽ mua ô tô, như vậy dẫn đến sự lộn xộn, đi từ bất cập này qua một rối loạn khác.

“Đề xuất cấm xe máy là giải pháp tồi, không có tâm” - 2

Ông Sanh cho rằng không thể đổ lỗi kẹt xe là do xe máy hết

“Kẹt xe xuất phát từ nhu cầu đi lại. Kẹt xe không phải do xe máy, ô tô nữa vì đó là phương tiện. Các cơ quan chuyên ngành giao thông cần phải công tâm, thực tế đánh giá, không thể đưa kịch bản kẹt xe là do xe hai bánh được”, ông Sanh nói và cho biết nhu cầu thực tế của người dân là đi từ điểm này đến điểm khác, bằng đường nào, bằng phương tiện gì, đạt đến giờ giấc ra sao, chi phí, hiệu quả như thế nào, ngành giao thông cần phải quản lý nó ra sao và phải tạo điều kiện tốt nhất cho người dân thực hiện nhu cầu có thật này.

Theo TS Sanh, trên thực tế hiện nay, kẹt xe không thể đổ lỗi hết cho xe hai bánh được vì xe taxi vẫn lấn xe hai bánh, xe lớn vẫn lấn xe hai bánh và xe bốn bánh vẫn đậu tràn lan gây nghẹt đường. “Chúng ta phải có cái nhìn thấu đáo vì đây là nhu cầu và chúng ta phải làm sao giải quyết nhu cầu này cho người dân, hạ tầng mình mở ra sao, giao thông công cộng ra sao để người dân lựa chọn”, chuyên gia nêu.

“Đề xuất cấm xe máy là giải pháp tồi, không có tâm” - 3

TS Sanh cho rằng để giải quyết bài toán kẹt xe cần phải có khảo sát nhu cầu đi lại và kết hợp với bài toán quy hoạch và quản lý đô thị, phải chuyên nghiệp. Quy hoạch lộn xộn thì bài toán giao thông không thể giải quyết được.

Theo ông Sanh, giải quyết kẹt xe phải có giải pháp và kế hoạch để có sự đồng thuận người dân. Chuyên gia nêu ví dụ, nói TP.HCM đến năm 2030 chúng ta sẽ có giao thông công cộng phát triển, đường sá sẽ thông thoáng, quy hoạch TP tốt hơn… và lúc đó hy vọng người dân không còn đi xe hai bánh hoặc đi xe này rất ít thì người dân sẽ đồng thuận rất cao vì lúc đó hệ thống phương tiện công cộng đã phát triển.

“Còn hở chút cấm, hạn chế thì theo tôi là thể sự hiện bất lực, vô trách nhiệm với người dân ”, ông Sanh gay gắt.

Chuyên gia cho rằng bài toán quy hoạch đô thị phải có người nhạc trưởng chung giữa đô thị và giao thông, chứ không thể tách riêng giao thông ra khỏi đô thị được mà đô thị cũng không thể tách ra khỏi giao thông.

Cấm xe máy là xúc phạm 80% người dân

Việc cấm xe máy không chỉ ảnh hưởng đến đời sống mà còn xúc phạm đến 80-90% dân số, đặc biệt là người thu nhập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Thanh ([Tên nguồn])
Đề xuất cấm xe máy Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN