ĐBQH kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu cho công nhân, giáo viên mầm non

Sự kiện: Thời sự

Đại biểu quốc hội một số tỉnh thành vừa kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét giảm tuổi nghỉ hưu cho nhóm lao động trực tiếp tại doanh nghiệp (công nhân), giáo viên mầm non, thợ xây… do sức khoẻ khó cho phép họ làm việc tới tuổi nghỉ hưu.

Đoàn đại biểu Quốc hội một số tỉnh như: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hoá, Quảng Nam, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Long An, Tiền Giang… vừa cùng chung kiến nghị Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) xem xét giảm tuổi nghỉ hưu xuống 55 tuổi với nữ và 60 tuổi với nam với một số ngành nghề, công việc.

Đại biểu Quốc hội các địa phương cho rằng, tuổi nghỉ hưu 60 với nữ và 62 tuổi với nam chỉ phù hợp với người lao động khối văn phòng, hoặc công chức, viên chức, không phù hợp với người lao động trực tiếp trong doanh nghiệp, trong khu công nghiệp (công nhân), giáo viên mầm non, công nhân xây dựng... Quy định này là bất hợp lý, do đa số công nhân sẽ không đủ sức khoẻ để làm tới tuổi nghỉ hưu để nhận chế độ lương hưu đầy đủ, mà buộc phải nghỉ hưu trước tuổi. Việc nghỉ hưu trước tuổi khiến người lao động bị trừ tỷ lệ lương hưu (mỗi năm nghỉ trước trừ 2% tiền lương hưu), gây thiệt thòi cho người lao động.

Nhiều địa phương cho rằng, công nhân khó đảm bảo sức khoẻ để làm việc tới khi đủ tuổi nghỉ hưu, trong khi nếu nghỉ sớm họ sẽ bị trừ tỷ lệ lương hưu, dẫn tới thiệt thòi, nên kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu cho công nhân.

Nhiều địa phương cho rằng, công nhân khó đảm bảo sức khoẻ để làm việc tới khi đủ tuổi nghỉ hưu, trong khi nếu nghỉ sớm họ sẽ bị trừ tỷ lệ lương hưu, dẫn tới thiệt thòi, nên kiến nghị giảm tuổi nghỉ hưu cho công nhân.

Từ đó, đại biểu Quốc hội các địa phương kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành đánh giá, nghiên cứu, báo cáo cấp thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung quy định cho hợp lý, như nữ xuống 55 hoặc 58 tuổi, nam 60 tuổi. Giải pháp này cũng giúp hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần (do khó chờ tới tuổi nhận lương hưu), tạo thêm cơ hội cho nhiều lao động có lương hưu.

Trả lời các kiến nghị trên, Bộ LĐ-TB&XH cho rằng, chế độ hưu trí áp dụng với người hết tuổi lao động nhằm đảm bảo thu nhập cho người già. Để được nhận lương hưu, người lao động phải đạt điều kiện đủ tuổi nghỉ hưu và đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội, nhằm đảm bảo tương quan giữa thời gian đóng và thời gian hưởng, đảm bảo cân đối và bền vững lâu dài của Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Quá trình xây dựng Bộ Luật Lao động năm 2019, tuổi nghỉ hưu đã được trao đổi, thảo luận, đánh giá một cách kỹ lưỡng, tổng thể. Sau đó, luật đã điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nữ từ 55 tuổi lên 60 tuổi, nam từ 60 tuổi lên 62 tuổi, lộ trình tăng với nữ là thêm 4 tháng mỗi năm và nam là 3 tháng mỗi năm cho tới khi đạt mức tuổi trên.

Tuổi nghỉ hưu mới cũng xét tới các yếu tố về tính chất, lợi hình công việc và sức khoẻ người lao động, với những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, hoặc người có sức khoẻ yếu (bị suy giảm khả năng lao động) được nghỉ hưu sớm hơn tuổi chung từ 5-10 tuổi (tuỳ từng trường hợp).

Thời gian tới, Bộ LĐ-TB&XH cho biết, sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan nghiên cứu, rà soát để sửa đổi, bổ sung danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhằm đảm bảo tốt các chế độ, chính sách cho người lao động, trong đó có việc làm cơ sở xét điều kiện về tuổi nghỉ hưu cho người lao động.

Nguồn: [Link nguồn]

4 chính sách mới về tuổi nghỉ hưu, lương hưu năm 2023

Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Hữu Việt ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN